Mỹ lo sợ công nghệ tác chiến điện tử của Nga

Thứ Tư, 04/05/2016, 17:27
Nhận thấy đang bị Nga bỏ xa về công nghệ tác chiến điện tử, Mỹ sẽ tập vào công nghệ quang phổ điện tử để đối phó.


Nhà sản xuất công nghệ  tác chiến điện tử KRET của Nga đã bắt đầu thử nghiệm hệ thống gây nhiễu sóng vô tuyến cực mạnh thế hệ mới trên mặt đất có thể cắt đứt những liên kết dữ liệu quan trọng cho phép quân đội tiến hành hoạt động trên toàn thế giới.

Hệ thống được kết hợp với những hệ thống phòng không hiện đại như S-300V4 và S-400 để phá vỡ mọi hoạt động hàng không.

Hệ thống tác chiến điện tử KRET mới nhất của Nga.

Theo một nguồn tin KRET cho thông tấn TASS biết, hệ thống bao gồm nhiều mô-đun gây nhiễu riêng biệt có thể tấn công hệ thống chỉ huy và kiểm soát ở phạm vi mở rộng sử dụng tín hiệu kỹ thuật số phức tạp.

Nó cũng có thể tấn công nhiều loại hệ thống phòng không cùng một lúc. “Trạm gây nhiễu đa kênh đảm bảo sự ức chế đồng thời đối với hệ thống điện tử hàng không khác nhau”, nguồn tin nói với TASS.

Hệ thống tác chiến điện tử mới cũng được thiết kế rất linh hoạt. “Năng lượng, tần sóng và nguồn dữ liệu thông tin tình báo được phân phối tối ưu. Ngoài ra, toàn bộ những mô-đun được trang bị bộ bảo vệ cá nhân bởi vì chúng là mục tiêu tấn công chính của kẻ thù”, Phó tổng giám đốc thứ nhất KRET Igor Nasenkov trả lời phỏng vấn TASS.

Sự phát triển này là rất quan trọng, bởi vì sức mạnh không quân Mỹ phần lớn phụ thuộc vào mạng lưới tác chiến điện tử. Lầu Năm Góc sử dụng một hệ thống máy chủ bao gồm siêu vi tính Link-16 để liên kết các lực lượng quân đội với nhau.

Hệ thống phòng không S-300V4 của Nga.

Moscow đã chứng kiến khả năng chiến đấu của quân đội Mỹ kể từ Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ I và rút ra nhiều kinh nghiệm. Lầu Năm Góc luôn xem Nga là một quốc gia có nền công nghiệp Quốc phòng mạnh nhất thế giới với những công nghệ chống lại những ưu thế của Mỹ.

Mỹ sẽ phải đầu tư nhiều thời gian và tiền bạc để tái xây dựng khả năng tác chiến điện tử. Trong phiên điều trần của mình, ông Breedlove thừa nhận Lầu Năm Góc đã “bỏ quên” công nghệ tác chiến điện tử 2 năm qua và để Kremlin bất ngờ chiếm được ưu thế như hiện nay. Điều này đặc biệt đúng, vì Không quân Mỹ đã trút hết vốn đầu tư cho công nghệ điện tử sang công nghệ tàng hình.

Gần đây, nhận thấy rõ sự tụt hậu, Lầu Năm Góc bắt đầu tập trung vào công nghệ chiến tranh điện tử. Phó Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân đang cân nhắc đầu tư vào công nghệ tác chiến quang phổ-điện tử để tạo lợi thế cho Lực lượng vũ trang Mỹ chiến đấu trên bộ/biển và không.

 “Hoạt động quang phổ rất quan trọng, chúng ta cần phải đầu tư để công nghệ quang phổ điện tử trở thành một ưu thế riêng”, Thiếu tướng Sandra Finan trả lời tờ Tin nhanh Quốc phòng Mỹ vào đầu tháng 4-2016.

Phạm Trúc
.
.
.