Hiệu quả bất ngờ khi tiêm hỗn hợp vaccine AstraZeneca và Pfizer
- EU tiếp tục phê duyệt vaccine ngừa COVID-19 cho thanh thiếu niên
- Giải pháp căn cơ vẫn là chiến lược tiêm vaccine
Việc tiêm vaccine Pfizer sau khi tiêm mũi một là AstraZeneca đem lại hiệu quả cao hơn. Ảnh: Reuters |
Reuters ngày 26/7 đưa tin, một nghiên cứu hiệu quả vaccine ngừa COVID-19 đã được thực hiện với 499 nhân viên y tế tại Hàn Quốc, trong đó có 100 người được tiêm hỗn hợp vaccine AstraZeneca và Pfizer, 200 người tiêm hai mũi tiêm Pfizer và những người còn lại tiêm hai mũi AstraZeneca.
Tất cả các trường hợp sau tiêm đều cho thấy kháng thể trung hòa, vốn ngăn không cho virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào và nhân rộng. Trong đó, lượng kháng thể trung hòa ở nhóm tiêm hỗn hợp vaccine tương đương lượng kháng thể được tìm thấy ở nhóm được tiêm hai mũi Pfizer.
Nghiên cứu này có thể coi như một điểm tựa giúp các quốc gia đưa ra lựa chọn vaccine linh hoạt hơn, hoặc chọn một vaccine thay thế AstraZeneca trong mũi tiêm thứ hai, sau khi loại vaccine này được phát hiện có liên quan đến các ca đông máu hiếm gặp, Reuters nhận định.
Trước đó, một nghiên cứu ở 850 tình nguyện viên từ 50 tuổi trở lên tại Anh do Đại học Oxford thực hiện cũng kết luận việc phối hợp sử dụng 1 liều vaccine COVID-19 của AstraZeneca và 1 liều vaccine Pfizer theo thứ tự bất kỳ mang lại sự bảo vệ tốt cho cơ thể trước virus SARS-CoV-2.
Việc tiêm 2 loại vaccine ngừa COVID-19 khác nhau đang nhận được sự quan tâm lớn, khi lãnh đạo một số quốc gia tiên phong tiêm theo cách này, theo New York Times. Hôm 22/6, chính phủ Đức xác nhận Thủ tướng Angela Merkel đã tiêm 2 loại vắc xin là AstraZeneca và Moderna.
Tại Italia, Thủ tướng Mario Draghi đã chuyển sang tiêm mũi 2 là vaccine Pfizer sau mũi 1 là AstraZeneca. Thủ tướng Canada, Justin Trudeau cũng đã chuyển đổi vaccine, tiêm Moderna sau AstraZeneca.