Dính giới hạn đỏ, London dễ phải "rơi nước mắt" vì Brexit
- Ông Tony Blair tha thiết muốn bà Merkel can thiệp Brexit
- Thủ tướng Theresa May và “lưỡi dao” Brexit
- Anh muốn kéo dài giai đoạn chuyển tiếp hậu Brexit?
Theo đó, Ngoại trưởng Tây Ban Nha Josep Borrell gay gắt: "Các quốc gia đứng đầu Liên minh châu Âu (EU) sẽ không để Anh ở lại khối thị trường chung nếu London không chấp nhận cho công dân các nước tự do đi lại".
Ông Josep Borrell đồng thời tái khẳng định, Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha sẽ nói không là điều chắc chắn. Một vài quốc gia châu Âu khác có thể ủng hộ Anh do những nước này không khuyến khích tự do đi lại, nhưng đó không phải là những quốc gia lớn mạnh.
Hội nghị Thượng đỉnh châu Âu tiếp tục "nóng" vấn đề Brexit. Ảnh: Getty Images. |
Đồng tình với quan điểm nêu trên, Thủ tướng Đan Mạch Lars Lokke Rasmussen cho rằng tiến trình Anh rời khỏi EU (hay còn gọi là Brexit) hoàn toàn có thể kết thúc "không có hậu", đó là cả Anh và EU sẽ không thể đạt được bất kỳ một thỏa thuận nào.
"Việc đi hay ở không chỉ ảnh hưởng đến một quốc gia nhất định. Nếu tự do đi lại vì lợi ích của người dân trở thành một nút thắt khó gỡ bỏ thì việc xảy ra kịch bản tồi tệ nhất giữa hai bên là hoàn toàn có khả năng", ông Lokke Rasmussen nhận định.
Những bình luận nêu trên được đưa ra trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh EU diễn ra vào ngày 28 và 29-6 tại Brussels (Bỉ), trong đó các nhà lãnh đạo của khối này sẽ thảo luận về sự chậm chạp của các vòng đàm phán Brexit gần đây, mà Ngoại trưởng Tây Ban Nha cho rằng, đó "không phải là vấn đề chính trị" mà là việc phải "thực hiện".
Hôm 26-6, Nữ hoàng Anh Elizabeth II đã chính thức phê chuẩn dự luật Brexit để ban hành thành luật. Đạo luật nêu rõ Anh sẽ chính thức rời khỏi EU vào lúc 23h ngày 29-3-2019 (giờ địa phương).