Catalonia bác tuyên bố của Madrid, Tây Ban Nha đứng trên bờ vực xung đột
- Catalonia có "mất cả chì lẫn chài" trong canh bạc đòi ly khai?
- Người phụ nữ quyền lực nhất Tây Ban Nha nhận quyền kiểm soát Catalonia
- Phương Tây đồng loạt đứng về phía Tây Ban Nha, Catalonia rơi vào thế đơn độc
- Mừng vui, lo âu lẫn lộn tại Catalonia sau tuyên bố ly khai
Sputnik ngày 28-10 đưa tin, Thủ hiến Catalonia Carles Puidgemont tuyên bố ông không công nhận việc Madrid bãi nhiệm chính quyền vùng tự trị này và sẽ tiếp tục kế hoạch xây dựng "một đất nước tự do".
Thủ hiến Catalonia Carles Puidgemon. Ảnh: ITN |
Trong tuyên bố của mình, ông Puidgemont cũng kêu gọi người dân Catalonia phản đối việc chính quyền trung ương Madrid tiếp quản khu vực này một cách "ôn hòa".
Đây là diễn biến mới nhất trong vụ khủng hoảng chính trị tại Tây Ban Nha, nổ ra hôm 27-10 sau khi nghị viện Catalonia bỏ phiếu thông qua tuyên bố thành lập nhà nước độc lập, bất chấp sự phản đối của Madrid và các nước trong khu vực.
Ngay trong ngày 27-10, Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy, với sự ủng hộ của quốc hội, chính thức tuyên bố giải tán nghị viện và bãi nhiệm lãnh đạo vùng tự trị Catalonia. Ông cũng kêu gọi tổ chức một cuộc bầu cử mới vào ngày 21-12 để tái lập lại trật tự.
"Tây Ban Nha đang trải qua một ngày tồi tệ lịch sử. Chúng tôi tin rằng việc cấp bách hiện giờ là lắng nghe tất cả người dân Catalonia, để họ có thể quyết định tương lai của họ. Không ai được quyền mặt họ hành động vô pháp", Thủ tướng Rajoy nhấn mạnh.
Trong một bước đi hiện thực hoá quyết tâm của mình, Madrid đã trao toàn quyền kiểm soát Catalonia đã chính thức được giao cho nữ Phó Thủ tướng Tây Ban Nha Saenz de Santamaria - người phụ nữ được coi là mạnh mẽ và quyền lực nhất Tây Ban Nha kể từ khi nền dân chủ được tái lập ở quốc gia Tây Nam châu Âu vào năm 1978.
Theo giới quan sát, trong bối cảnh Tây Ban Nha quyết không nhượng bộ Catalonia, tuyên bố của ông Puidgemont cho thấy nguy cơ về một cuộc xung đột bạo lực đang ở rất gần.