Chưa có bằng chứng về việc tăng nguy cơ đông máu sau khi tiêm vaccine
- Thêm 1 trường hợp phản vệ độ II sau tiêm vaccine AstraZeneca
- Điều tra nguyên nhân 12 ca phản ứng nặng sau tiêm vaccine AstraZeneca
- Chưa ghi nhận hiện tượng đông máu, Việt Nam vẫn tiếp tục tiêm vaccine AstraZeneca
Trước những lo ngại này, hãng dược Anh AstraZeneca hôm 12/3 đã lên tiếng bảo vệ sản phẩm của mình, cho rằng "không có bằng chứng về việc tăng nguy cơ đông máu".
Phân tích dữ liệu của AstraZeneca đối với những trường hợp đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược này cho thấy, hơn 10 triệu người không có dấu hiệu về việc tăng nguy cơ tắc mạch phổi hay huyết khối tĩnh mạch sâu ở bất kỳ nhóm tuổi, giới tính, lô hàng hoặc quốc gia nào. Có nghĩa là, tỉ lệ người tiêm vaccine của AstraZeneca bị các biến chứng này “thấp hơn đáng kể” so với tỉ lệ tương ứng của dân số toàn cầu.
Vaccine COVID-19 của hãng AstraZeneca được nghiên cứu và phát triển bởi Đại học Oxford và được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông qua chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp vào ngày 15/2. |
Các cơ quan quản lý dược phẩm của Châu Âu và Vương quốc Anh đều xác nhận chưa tìm thấy mối liên hệ giữa vaccine của AstraZeneca với việc người được tiêm chủng mắc chứng đông máu.
Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) hôm 11/3 cho biết họ không khuyến cáo các nước EU tạm ngừng sử dụng vaccine AstraZeneca, nói rằng "không có dấu hiệu" vaccine gây ra hiện tượng đông máu ở những người đã được tiêm chủng.
"Lợi ích của vaccine tiếp tục vượt trội hơn rủi ro và vaccine có thể tiếp tục được sử dụng trong khi việc điều tra nguyên nhân gây ra các triệu chứng thuyên huyết tắc vẫn đang diễn ra", EMA cho biết trong tuyên bố hôm 11/3.
Cơ quan Quản lý Thuốc và Sản phẩm Chăm sóc sức khỏe Anh (MHRA) cũng đưa ra tuyên bố hôm 11/3 nhằm trấn an người dân về độ an toàn của vaccine AstraZeneca và khuyên người dân vẫn nên đi tiêm chủng
Trước đó, một nhóm các quốc gia châu Âu - bao gồm Đan Mạch, Na Uy và Iceland - đã thông báo tạm ngừng sử dụng vaccine AstraZeneca. Thủ tướng Thái Lan, Prayut Chan-o-cha hôm 12/3 cũng thông báo hoãn kế hoạch triển khai tiêm loại vaccine này.
"Mặc dù chất lượng vaccine của AstraZeneca tốt song một số nước đã yêu cầu hoãn tiêm. Chúng tôi cũng sẽ hoãn lại. Khi có một trường hợp bất lợi xảy ra, chúng tôi không cần phải vội vàng, việc tiêm vaccine cho người Thái phải an toàn", ông Piyasakol Sakolsatayadorn, cố vấn cho ủy ban vaccine COVID-19 của Chính phủ Thái Lan cho biết.
Trong một diễn biến liên quan, Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm 12/3 cho biết Ủy ban Cố vấn Toàn cầu về An toàn vaccine của WHO đang "xem xét một cách có hệ thống dấu hiệu an toàn và đánh giá cẩn thận các báo cáo hiện tại về vaccine của AstraZeneca".
"Ngay sau khi WHO hiểu rõ vấn đề, những phát hiện và bất kỳ thay đổi nào trong khuyến nghị hiện tại của chúng tôi sẽ được thông báo tới công chúng ngay lập tức", ông Tedros nói.