Xây dựng mô hình tự quản ở cộng đồng dân cư
- Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam thăm Đồn biên phòng Nhà Mát
- Văn phòng Chủ tịch nước và UB Trung ương MTTQ Việt Nam ký quy chế phối hợp
- Chương trình nghệ thuật chào mừng thành công Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam lần thứ IX
Góp ý vào dự thảo Đề án, Thứ trưởng Bộ Nội Vụ ông Trần Anh Tuấn cho rằng, vấn đề đặt ra là phải thay đổi tư duy về đối về tổ chức hoạt động đối với các mô hình hoạt động tự quản theo tinh thần tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Theo ông Trần Anh Tuấn, những người tham gia mô hình tự quản ở thôn, tổ dân phố phải là những người có tâm huyết, trách nhiệm với cộng đồng dân cư và phải có tinh thần tự nguyện, chính vì vậy, cần thay đổi cách hiểu, cách tiếp cận và xây dựng được khung về tổ chức hoạt động mô hình tự quản ở khu dân cư, không nên để quá nhiều mô hình tự quản hoạt động; “phải thống nhất trong sự đa dạng” để tránh sự dàn trải, trùng lắp trong quá trình triển khai.
Đồng chí Trần Thanh Mẫn gợi mở một số nội dung, giải pháp của Đề án. |
"Đề án cần làm rõ việc mô hình tự quản phải đảm bảo đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, đặc biệt là vai trò chủ trì hướng dẫn, giám sát của MTTQ các cấp đối với các mô hình tự quản", Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn nêu quan điểm.
Từ thực tế triển khai các mô hình tự quản ở khu dân cư hiện nay, bà Trần Thị Hương, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho biết, hiện nay có rất nhiều mô hình tự quản của phụ nữ được thành lập nhưng khi có kinh phí thì mô hình tồn tại, khi hết kinh phí thì mô hình tự quản cũng ngừng hoạt động.
Cùng với đó, có rất nhiều mô hình còn trùng lắp về nội dung và hình thức triển khai; việc đánh giá hiệu quả của các mô hình vẫn mang tính chung chung, chưa sát với thực tế.
Bà Trần Thị Hương cho rằng, Đề án cần đưa ra những mô hình điển hình, tạo sức lan tỏa trong xã hội. Bên cạnh đó cần có hình thức động viên như khen thưởng, tạo điều kiện cho những người quản lý mô hình đi học hỏi kinh nghiệm và có phân cấp rõ trong việc phân công thực nhiệm vụ tự quản ở cộng đồng dân cư…
Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn cho biết, thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu BCH Trung ương Đảng khóa XII; Kế hoạch 07 ngày 27-11-2017 của Bộ Chính trị về “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, Ban Bí thư Trung ương Đảng giao Đảng đoàn MTTQ Việt Nam xây dựng Đề án “Thực hiện mô hình tự quản ở cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố” nhằm chuẩn bị một số nội dung trong việc ban hành các văn kiện Đại hội XIII của Đảng.
Việc đưa ra các nội dung, giải pháp nhằm triển khai mô hình tự quản phải thực sự đáp ứng được mục tiêu mà các văn bản của Đảng, Nhà nước đã đề ra để hoạt động tự quản giúp cấp ủy, chính quyền cơ sở nâng cao chất lượng quản lý, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương và đất nước; đồng thời là giải pháp quan trọng trong bối cảnh tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị, giảm được gánh nặng về chi ngân sách nhà nước, từ đó, phát huy vai trò chủ thể của người dân.
Gợi mở nội dung, giải pháp trong Đề án, đồng chí Trần Thanh Mẫn cho rằng cần phải làm rõ nội dung lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ nhằm tạo cơ chế trong tổ chức, hoạt động và phải phát huy vai trò, trách nhiệm, khả năng của cá nhân, cộng đồng, tự quản để chăm lo tốt hơn cho chính mỗi người, mỗi gia đình và xây dựng cộng đồng dân cư an toàn, ấm no, hạnh phúc. “Đề án cần mạnh dạn đề xuất vấn đề gì mới, không chỉ dừng lại ở mức độ tổng hợp, nhận xét, báo cáo và đề xuất những vấn đề cũ.
Cao hơn nữa là có đề xuất đưa nội dung phát huy mô hình tự quản như thế nào trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII tới”, đồng chí Trần Thanh Mẫn đề nghị.
Đồng chí Trần Thanh Mẫn yêu cầu tổ biên tập khi soạn thảo nội dung tờ trình về Đề án phải ngắn gọn, chắt lọc, phải có sự tham gia góp ý của các cơ quan liên quan để khi được thông qua, mô hình tự quản sẽ thực sự phát huy được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, để nơi nào có mô hình tự quản hoạt động, nơi đó sẽ là địa bàn vững chắc, huy động sự vào cuộc tích cực của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội, tham gia phòng chống tội phạm, bảo vệ ANTT tại cộng đồng dân cư.