Quốc hội chất vấn tổng kết nhiệm kỳ

Thứ Hai, 16/11/2015, 08:03
Theo chương trình kỳ họp, bắt đầu từ sáng thứ hai (16/11) đến sáng thứ tư (18/11), Quốc hội dành thời gian chất vấn và trả lời chất vấn. Điểm mới của hoạt động chất vấn kỳ họp này là Quốc hội không chọn người trả lời chất vấn cụ thể và cũng không chất vấn theo nhóm vấn đề như thông lệ.

Sau khi nghe báo cáo của Chính phủ cùng các cơ quan liên quan về việc thực hiện các nghị quyết về chất vấn, giám sát chuyên đề từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến nay, các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận, chất vấn về nội dung này, trong đó làm rõ trách nhiệm của các bộ trưởng, trưởng ngành về những việc đã làm được cũng như chưa làm được trong cả nhiệm kỳ. Các thành viên Chính phủ sẽ báo cáo những việc đã thực hiện tại 8 nghị quyết chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội từ kỳ họp thứ 2 đến nay. Trên cơ sở đó, các ủy ban của Quốc hội sẽ đọc báo cáo thẩm tra.

Từ những báo cáo trên, Quốc hội sẽ xem xét, đánh giá những gì làm được, những gì còn tồn tại để chất vấn, làm rõ hơn vấn đề, Trong dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), các tình tiết định tính “số lượng lớn”, “số lượng rất lớn”, “số lượng đặc biệt lớn”, “thu lợi bất chính lớn”, “thu lợi bất chính rất lớn”, “thu lợi bất chính đặc biệt lớn” đã được lượng hóa, bảo đảm việc áp dụng thống nhất pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Tuy nhiên, trong dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) có 435 điều luật, vẫn còn 83 điều luật quy định các tình tiết định tính: “Gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”; “trường hợp đặc biệt”, “tình trạng nguy hiểm”; “thu lợi bất chính”, “thu lợi rất lớn”, “thu lợi đặc biệt lớn”...; trong đó 16 điều luật có tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng” được quy định ngay trong khoản 1 với tính chất là tình tiết định tội. Đáng chú ý, Mục A, chương XXIII về các tội phạm tham nhũng có 07 điều luật, thì cả 07 điều luật đều quy định các tình tiết định tính “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”; Mục B, chương XXIII về các tội phạm khác về chức vụ có 07 điều luật, thì cả 07 điều luật đều quy định các tình tiết định tính “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”; trong chương XIII về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, Điều 114 về tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều 115 về tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội, Điều 116 về tội phá hoại chính sách đoàn kết, Điều 119 về tội chống phá cơ sở giam giữ đều quy định tình tiết “trường hợp ít nghiêm trọng” gây khó hiểu vì các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia là loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.

Để bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật, phục vụ có hiệu quả yêu cầu, nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, chúng tôi đề nghị tiếp tục nghiên cứu, lượng hóa các tình tiết định tính “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”; “trường hợp đặc biệt”, “tình trạng nguy hiểm”..., quy định cụ thể các tình tiết định tội, tình tiết tăng nặng định khung hình phạt ngay trong điều luật để các cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng được ngay mà không phải chờ văn bản hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền như hiện nay.

Vũ Hưng
.
.
.