Huy động nguồn lực cho hạ tầng giao thông vùng ĐBSCL
“Cần ưu tiên đầu tư vào các công trình, dự án giao thông trọng điểm mang tính kết nối vùng, có tính lan tỏa và giải quyết các “nút thắt” về hạ tầng giao thông và hệ thống logistics tại đồng bằng sông Cửu Long; đồng thời giảm thiểu tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí trong bối cảnh vốn đầu tư công ngày càng hạn hẹp”.
- Ưu tiên hợp tác công-tư trong phát triển hạ tầng giao thông vận tải
- Đầu tư hơn 41 triệu USD xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông kết nối phát triển liên vùng
- Chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam tăng 36 bậc trong 5 năm qua
Đó là chỉ đạo của đồng chí Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, tại hội nghị “Huy động nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và hệ thống logistic vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”, do Bộ GTVT phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, tổ chức ngày 22-8, tại Cần Thơ.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tham khảo bản đồ hạ tầng giao thông vùng ĐBSCL |
Theo Viện Chiến lược và Phát triển GTVT (Bộ GTVT), việc đầu tư phát triển giao thông trong vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong những năm qua còn mất cân đối, nặng về đầu tư phát triển đường bộ mà không quan tâm phát triển hệ thống đường thủy vốn là một thế mạnh của vùng.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại hội nghị |
Trong 5 năm qua, 80- 90% nguồn vốn đầu tư dành cho xây dựng đường bộ trong vùng, trong khi đường thủy chỉ chiếm 1,7%. Chính vì điều này khiến cho 80% hàng hóa xuất khẩu của vùng phải qua TP Hồ Chí Minh hoặc cảng Cái Mép Thị Vải, trong đó 90% phải sử dụng đường bộ. Trong khi đó, hệ thống cảng biển, cảng sông trên địa bàn cũng manh mún và các trung tâm logistic cũng không gắn kết với hệ thống cảng, khó đáp ứng được yêu cầu thu mua nông sản tập trung của doanh nghiệp.
Các đại biểu tham dự hội nghị |
Phát biểu tại hội nghị Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhìn nhận, hệ thống hạ tầng GTVT của vùng ĐBSCL còn nhiều bất cập, thiếu tính đồng bộ, phát triển mất cân đối, ảnh hưởng lớn tới tiềm năng và sự phát triển của vùng. Trong điều kiện ngân sách còn khó khăn, việc thực hiện Nghị định 15 của Chính phủ về cơ chế hợp tác công tư (PPP) bộ lộ nhiều bất cập nên ảnh hưởng tới việc huy động nguồn vốn cho phát triển hạ tầng và dịch vụ logistic của ĐBSCL.
Cầu Cổ Chiên (Bến Tre - Trà Vinh) công trình giao thông quan trọng vùng ĐBSCL đã đưa vào sử dụng |
Do đó, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, cần phải có Luật về hợp tác công tư, đảm bảo sự minh bạch, rạch ròi trong PPP hay BOT với mức độ đầu tư cao hơn, nhất là trong lĩnh vực logistic và không nên dựa quá nhiều vào ngân sách của Nhà nước.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị các Bộ GTVT, Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính căn cứ đề xuất trong đề án huy động nguồn lực phát triển hạ tầng giao thông và logistic của vùng, phối hợp với các tỉnh rà soát công trình có tính chất liên vùng để đưa vào kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016- 2020 theo thứ tự ưu tiên, trình Chính phủ cho ý kiến...