Hộ nghèo giảm mạnh sau 10 năm xây dựng nông thôn mới
- Xây dựng nông thôn mới gắn liền cảnh quan sáng - xanh - sạch - đẹp
- Nâng cao chất lượng, thực hiện tiêu chí ANTT trong xây dựng nông thôn mới
- Vĩnh Phúc - Nông thôn mới gắn với sản phẩm đặc trưng
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia chủ trì Hội nghị. Cùng tham dự còn có lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương trong vùng; các chuyên gia kinh tế, nông nghiệp và môi trường...
Vùng Đông Nam Bộ (ĐNB) và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là hai vùng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội với các điều kiện và lợi thế để phát triển công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì Hội nghị. |
Hội nghị là dịp đánh giá kết quả đã đạt được sau 10 năm triển khai, thực hiện công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn 19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của 2 vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là ĐNB và ĐBSCL. Cả hai vùng đã đạt được nhiều thành tựu toàn diện và vững chắc, thu nhập tăng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh.
Theo Thứ trưởng Thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn, vùng ĐNB gồm 6 tỉnh, thành phố, dân số hơn 17 triệu người, là đầu tàu kinh tế năng động, trung tâm công nghiệp, dịch vụ trọng điểm, đóng góp hơn 40% thu ngân sách và 45% GDP của cả nước.
Vùng ĐBSCL gồm 13 tỉnh, thành phố, dân số 17,5 triệu người, với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, thủy hải sản, công nghiệp thực phẩm, du lịch nông thôn, là vùng trọng điểm về sản xuất nông nghiệp, giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
Các đại biểu tham dự Hội nghị. |
Với 1,5 triệu ha đất trồng lúa, vùng ĐBSCL luôn giữ vai trò then chốt trong đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đóng góp 50% sản lượng lương thực, gần 70% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản, 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước và 65% sản lượng thủy sản xuất khẩu của cả nước.
Về số xã đạt chuẩn, cả 2 vùng có 874/1.731 xã (50,49%) đã được công nhận đạt chuẩn NTM (cả nước 50,8%). Trong đó, ĐNB có 311/445 xã (69,89%) đã được công nhận, bình quân đạt 17,16 tiêu chí/xã. Dự kiến đến hết năm 2020 khả năng đạt tỷ lệ 80%, hoàn thành mục tiêu được Thủ tướng Chính phủ giao.
Toàn cảnh Hội nghị. |
Vùng ĐBSCL có 563/1.286 xã (43,78%) đã được công nhận đạt chuẩn, bình quân đạt 15,43 tiêu chí/xã; dự kiến đến hết năm 2020 có khả năng đạt 51%. Tiêu chí thu nhập, vùng ĐNB có 352 xã đã hoàn thành, đạt 79,1%,; vùng ĐBSCL có 953 xã đã hoàn thành, đạt 74,1%. Tỷ lệ hộ nghèo vùng ĐNB có 352 xã đã hoàn thành, đạt 91% và ĐBSCL có 980 xã hoàn thành, đạt 76,2%, cao hơn đáng kể so với mức hoàn thành của cả nước (69,2%).
Tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình từ 2010-2019 của 2 vùng tên 932.498 tỷ đồng, cao nhất so với cả nước, tập trung cho phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn, trường học, công trình nước sạch và vệ sinh môi trường, thủy lợi, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, phát triển sản xuất theo chuỗi liên kết…
Mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại Bạc Liêu. |
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh cho biết, vùng ĐNB và ĐBSCL đến nay có 13/19 tỉnh đã phê duyệt đề án OCOP (mỗi xã một sản phẩm), với mục tiêu đến năm 2020 có 369 sản phẩm OCOP được chuẩn hoá theo bộ tiêu chí.
Riêng tỉnh Bến Tre đã triển khai phân hạng sản phẩm OCOP với 45 sản phẩm đạt từ 3 sao và đang đẩy mạnh việc phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn. Mục tiêu giai đoạn 2021-2025, có ít nhất 8/19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng ĐNB và ĐBSCL được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
Vùng ĐNB có ít nhất 70%, ĐBSCL có ít nhất 50% đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, trong đó mỗi tỉnh, thành phố có ít nhất một đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Cấp xã, vùng ĐNB có ít nhất 90% số xã đạt chuẩn, trong đó có khoảng 40% số xã đạt chuẩn nâng cao và 10% số xã đạt chuẩn kiểu mẫu. Vùng ĐBSCL có ít nhất 75% số xã đạt chuẩn NTM, trong đó có khoảng 30% số xã đạt chuẩn nâng cao và 5% số xã đạt chuẩn kiểu mẫu.