Bộ GTVT: Chưa xác định được ngày khai thác đường sắt Cát Linh-Hà Đông
- Hà Nội sẽ tăng tính kết nối hạ tầng với đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông
- Đường sắt đô thị Cát Linh- Hà Đông sẽ vận hành thương mại trước Tết Nguyên đán 2019
- Gần 700 người quản lý, vận hành, khai thác đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông
Chánh văn phòng Bộ GTVT cho biết, Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh-Hà Đông được Bộ GTVT phê duyệt đầu tư vào tháng 10-2008 với tổng mức đầu tư hơn 8700 tỷ đồng tương đương 552 triệu USD. Quá trình thực hiện Dự án được điều chỉnh là 18.001,59 tỷ đồng (tương đương 868,04 triệu USD).
Nguồn vốn sử dụng từ vốn vay ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc với giá trị 669,62 triệu đô và vốn đối ứng Việt Nam là 198,42 triệu USD. Từ năm 2008 đến tháng 8/2014, Bộ GTVT giao cho Cục Đường sắt Việt Nam (Cục ĐSVN) làm Chủ đầu tư dự án, Ban quản lý dự án Đường sắt thuộc Cục Đường sắt Viẹt Nam là đại diện chủ đầu tư. Thực hiện tái cơ cấu các Ban quản lý dự án, tháng 8/2014, Bộ GTVT đã chuyển chủ đầu tư dự án từ Cục ĐSVN về Bộ GTVT và giao cho Ban QLDA đường sắt thuộc Bộ làm đại diện Chủ đầu tư.
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông trả lời tại buổi họp báo |
Đến nay, dự án đã hoàn thành xong phần xây dựng hạ tầng bao gồm: 13,05km cầu cạn, 12 nhà ga trên cao, 16 khu đơn thể Depot và cảnh quan cây xanh; đã mua sắm lắp đặt đủ 13 đoàn tàu, thiết bị phục vụ chạy tàu trực tiếp; đang hoàn thiện các quy trình vận hành, bảo trì, hệ thống quy trình quản lý an toàn vận hành; đánh giá an toàn hệ thống cơ bản hoàn thành cho phần xây dựng, đang tiếp tục đánh giá các hạng mục còn lại….
Tuy nhiên, khi thực hiện có nhiều yếu tố tác động như GPMB (động thổ vào tháng 4/2010 và cuối tháng 4/2015 mới có mật bằng sạch), công địa khảo sát để thiết kế, quy trình thủ tục có sự khác biệt (giữa Việt Nam và Trung Quốc) nên thời gian thực hiện Dự án đã bị kéo dài. Trên cơ sở cam kết của Tổng thầu, Bộ GTVT đã báo cáo và được dự đồng ý của Chính phủ, dự án điều chỉnh hoàn thành trong quý IV/2018 và vận hành chạy thử từ 3-6 tháng đến hết 31-3-2019. Đến nay, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, bàn giao vào khai thác thương mại.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, sự chậm chễ này là do chưa hoàn thành công tác chỉnh trang, hoàn thiện mỹ quan, khắc phục tồn tại kiến trúc các nhà ga, khu depot, hoàn chỉnh hồ sơ hoàn công thủ tục nghiệm thu... “Mới đây, Tổng thầu có dự kiến tiến độ hoàn thành nhưng theo đánh giá của Bộ GTVT là chưa khả thi”, Thứ trưởng Đông cho biết và nhấn mạnh: Bộ đang yêu cầu Tổng thầu khẩn trương lập kế hoạch chi tiết cụ thể đối với từng hạng mục còn lại để xách định thời gian hoàn thành dự án sớm nhất. Sau khi chốt được mốc hoàn thành, Bộ GTVT sẽ báo cáo cấp thẩm quyền cũng như thông tin kịp thời đến cơ quan báo chí.
Liên quan đến kết luận Kiểm toán, lãnh đạo Bộ GTVT cho hay, do quy định của Việt Nam và Trung Quốc có nhiều khác biệt về thiết kế, đơn giá định mức để lập dự toán chưa đầy đủ, văn bản hướng dẫn áp dụng chính sách chậm ban hành, dẫn đến quá trình thực hiện còn có sai sót, tồn tại đã được Kiểm toán Nhà nước chỉ ra. Bộ GTVT đã có báo cáo giải trình với Kiểm toán nhà nước và sẽ nghiêm túc thực hiện các kết luận mà KTNN đã nêu ra, đồng thời sẽ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ các nội dung vượt thẩm quyền. Về thời gian đưa vào khai thác, ông Nguyễn Ngọc Đông thẳng thắn: Chưa thể đưa ra một con số cụ thể được.