Chính phủ hỗ trợ 100% kinh phí cho một số hoạt động khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ
- Thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam - Bài toán khó
- Ngân sách dự kiến chi gần 1.500 tỷ đồng phát triển công nghiệp hỗ trợ
- “Nóng” vấn đề phát triển công nghiệp hỗ trợ
Theo đó, các hoạt động kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng trong và ngoài nước; xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ có thể được Chính phủ hỗ trợ 100% kinh phí để khảo sát, đánh giá nhu cầu, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kiểm soát chất lượng cho sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; tổ chức đánh giá, xác nhận năng lực doanh nghiệp; tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho DN hoặc tư vấn, hỗ trợ DN đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ...
Mức hỗ trợ 100% cũng có thể được áp dụng cho hỗ trợ DN áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị DN, quản trị sản xuất.
Riêng về đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất trong công nghiệp hỗ trợ có thể được hỗ trợ 70% kinh phí cho việc đánh giá nhu cầu về nhân lực của DN; xây dựng chương trình đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật; tổ chức các khóa đào tạo; thuê tư vấn và liên kết với các chuyên gia nước ngoài...
Hoạt động nghiên cứu, phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên và vật liệu có thể được hỗ trợ từ 50 – 70% kinh phí. Để được hỗ trợ, các DN phải xây dựng đề án và được phê duyệt bởi Bộ Công Thương.