Bộ đội Biên phòng là nòng cốt, chuyên trách bảo vệ nơi biên giới quốc gia
- Thường trực Ủy ban QP&AN làm việc về Dự án Luật Biên phòng Việt Nam
- Phó Thủ tướng Thường trực thăm đồn biên phòng và bà con các dân tộc tỉnh Hà Giang
Sáng 21/5, tiếp tục kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Biên phòng Việt Nam.
Phát huy sức mạnh cả hệ thống chính trị bảo vệ biên giới
Theo Đại tướng Ngô Xuân Lịch, tình hình hiện nay đã đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với sự nghiệp đổi mới, phát triển và bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đòi hỏi Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang nhân dân nói chung, trong đó lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) nói riêng phải tiếp tục nỗ lực phấn đấu mạnh mẽ, quyết liệt hơn để bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc. Do đó, việc ban hành Luật Biên phòng Việt Nam là hết sức cần thiết.
Dự án Luật Biên phòng Việt Nam gồm 7 chương 34 điều quy định chính sách, nguyên tắc, lực lượng nòng cốt, chuyên trách, biện pháp thực thi nhiệm vụ biên phòng, nền biên phòng toàn dân; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về biên phòng.
Theo Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch, việc ban hành Luật Biên phòng Việt Nam là cần thiết, vì trong những năm qua, Đảng, Nhà nước có nhiều chủ trương, quan điểm, tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc; xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia nhưng chưa được thể chế hóa thành pháp luật; bảo vệ hòa bình, an ninh, văn hóa, pháp luật, tính uy nghiêm và biểu tượng quốc gia tại biên giới, cửa khẩu; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác; bảo vệ, phòng thủ vững chắc biên giới quốc gia; góp phần phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại ở khu vực biên giới và cả nước”; đồng thời xác định “Xây dựng lực lượng bảo vệ biên giới quốc gia toàn dân rộng khắp, nhân dân là chủ thể, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt, Bộ đội Biên phòng là chuyên trách”...
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch trình bày tờ trình |
Đề cập mục đích, quan điểm chỉ đạo xây dự Dự án Luật Biên phòng Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch khẳng định là nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, cơ quan, tổ chức, cá nhân, xây dựng lực lượng bảo vệ biên giới toàn dân rộng khắp, nhân dân là chủ thể, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt, Bộ đội Biên phòng là lực lượng chuyên trách, cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số thành phần tiến thẳng lên hiện đại; xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh, ổn định lâu dài trong nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân ở khu vực biên giới vững chắc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới.
Bên cạnh đó là phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hành động xâm phạm biên giới quốc gia; bảo vệ Đảng, chính quyền, nhân dân và các mục tiêu chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh ở khu vực biên giới; phòng, chống có hiệu quả tội phạm, giữ vững ổn định an ninh, trật tự ở khu vực biên giới. Ngoài ra là để mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, đối ngoại biên phòng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Cần thiết ban hành Luật Biên phòng
Cho ý kiến vào báo cáo thẩm tra của Dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam, Thượng tướng Võ Trọng Việt, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh (QPAN) của Quốc hội cho biết, Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh cơ bản nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Biên phòng Việt Nam như đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ, nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chính sách của Đảng về biên giới quốc gia, trong đó có Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 28/9/2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, quy định của Hiến pháp năm 2013 về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính thống nhất với các luật hiện hành.
Toàn cảnh phiên họp |
Chủ nhiệm Uỷ ban QPAN cho biết, về bố cục của dự thảo Luật, một số ý kiến cho rằng, bố cục của dự thảo Luật chưa hợp lý, rõ ràng; nếu giữ tên “Luật Biên phòng Việt Nam” thì cần sắp xếp lại các chương, điều và chỉnh lý lại nội dung cho phù hợp, tránh mâu thuẫn, trùng lắp với quy định về xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia tại các luật khác, nhất là Luật Biên giới quốc gia, đồng thời rà soát, chỉnh lý để bảo đảm tính logic, cân đối, thống nhất giữa các chương, điều, nội dung xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới và các lực lượng thực thi nhiệm vụ.
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến đề nghị quy định cụ thể về nhiệm vụ biên phòng, lực lượng, biện pháp, việc phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng, phân định rõ với Luật Biên giới quốc gia và các luật khác có liên quan; xây dựng một chương quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục, nội dung, điều kiện, biện pháp thực thi nhiệm vụ biên phòng. Có ý kiến đề nghị bổ sung các mục riêng quy định về từng lực lượng chuyên trách, nòng cốt như: Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, một số đơn vị thuộc Công an nhân dân (lực lượng Cảnh sát phòng, chống ma túy, lực lượng quản lý xuất nhập cảnh,…)
Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An Ninh Võ Trọng Việt |
Có ý kiến đề nghị bổ sung một số quy định về Bộ đội biên phòng trên cơ sở thể chế hóa đầy đủ đường lối, chính sách của Đảng, kế thừa Pháp lệnh Bộ đội biên phòng và luật hóa các quy định có liên quan đã thực hiện ổn định; bổ sung nghĩa vụ, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng; quyền được nổ súng vào tầu, thuyền trên biển, vì Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ chưa quy định; quy định theo hướng viện dẫn chế độ, chính sách theo Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng và Luật Nghĩa vụ quân sự cho đầy đủ.
Chủ nhiệm Ủy ban QPAN Võ Trọng Việt đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu các ý kiến trên, chỉnh lý cho phù hợp, bảo đảm cân đối giữa các nội dung quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới và các lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng.
Ngoài ra Chủ nhiệm Ủy ban QPAN Võ Trọng Việt cũng đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu kỹ các ý kiến cụ thể của dự thảo Luật như về giải thích từ ngữ, nhiệm vụ biên phòng (Điều 5) và nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng, lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng, phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng, quyền hạn của Bộ đội Biên phòng, bảo đảm và chế độ, chính sách về biên phòng, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân để quy định cho phù hợp và bảo đảm tính khả thi