Pakisan có được lợi trong cuộc đấu Trung-Ấn?
Trong vài tuần gần đây, Ấn Độ và Trung Quốc đã bị sa lầy trong một cuộc chiến tranh biên giới ở khu vực Ladakh thuộc dãy Himalaya. Nhiều bài báo đã viết về cuộc khủng hoảng ngoại giao này giữa hai nước. Và một câu hỏi được đề cập đến là việc này có ý nghĩa gì đối với đối thủ của Ấn Độ là Pakistan-quốc gia được cho là đồng minh thân thiết với Trung Quốc.
Hầu hết các thông tin có sẵn đến từ các phương tiện truyền thông nhà nước của Trung Quốc, phóng sự từ các phương tiện truyền thông Ấn Độ thường trích dẫn các nguồn không tên và hình ảnh vệ tinh thường xuyên bị nhiễu.
Cũng có sự nhầm lẫn cho rằng Bắc Kinh và New Delhi không đồng ý về vị trí phân định ranh giới của Kiểm soát thực tế (LAC), biên giới tranh chấp của hai bên. Và bằng những thông tin này, nhiều người cho rằng, Pakistan có được lợi ích từ sự bế tắc trong quan hệ Trung-Ấn. Nhưng thực tế, quốc gia này cũng bị ảnh hưởng theo nhiều cách khác nhau.
Trong vài tuần qua, Ấn Độ và Trung Quốc đã có những đụng độ ở khu vực biên giới. ảnh: Getty |
Thúc đẩy lợi ích ngăn chặn Ấn Độ
Căng thẳng bắt đầu từ việc vài chục binh sĩ Trung Quốc được cho là đã xâm nhập lãnh thổ Ấn Độ và ở đó khoảng hai tuần. Ngoài ra, Trung Quốc còn triển khai quân đội trên vùng đất mà mỗi quốc gia tuyên bố là của riêng họ. Đây là những gì mà Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh đã đề cập khi ông nói trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình ngày 2-6 về con số đáng kinh ngạc của quân đội Trung Quốc có mặt tại LAC.
Cũng có những hành động khiêu khích của Trung Quốc với cường độ thấp hơn, từ việc dùng vũ khí, cách đụng đô trực tiếp với binh sĩ Ấn Độ đến việc sử dụng xe SUV để đâm vào xe quân sự Ấn Độ dọc biên giới.
Mặc dù phạm vi di chuyển của Trung Quốc dọc theo biên giới vẫn còn mờ nhạt, nhưng rõ ràng Bắc Kinh đang gây áp lực quân sự nặng nề lên Ấn Độ và đưa ra các yêu sách lãnh thổ của mình. Đối với Islamabad, nhìn từ góc độ tổng bằng không thường xuyên đóng khung quan hệ Ấn Độ-Pakistan, đây là một lợi thế.
Theo tờ Times of India, áp lực quân sự của Trung Quốc đối với Ấn Độ giúp Pakistan thúc đẩy mục tiêu chính sách đối ngoại cốt lõi là ngăn chặn và làm suy yếu New Delhi. Bởi vì sức mạnh quân sự thông thường của Pakistan kém hơn Ấn Độ, nên từ lâu họ đã theo đuổi mục tiêu này một cách bất đối xứng thông qua việc dự trữ vũ khí hạt nhân.
Bên cạnh đó, Islamabad cũng dùng đến các chiến thuật thông thường bao gồm dựa vào đồng minh thân cận và mạnh hơn là Trung Quốc để đẩy lùi đối thủ chung.
Và sự khiêu khích của Trung Quốc ở biên giới phía Bắc Ấn Độ đã đặt New Delhi vào thế phòng thủ trong sân sau của chính mình nhất là trong bối cảnh Ấn Độ đang bị sa lầy trong một cuộc xung đột biên giới riêng với Nepal ở phía Đông, đồng thời đối mặt với bạo lực mới ở phía Tây Jammu và Kashmir, gần biên giới tranh chấp với Pakistan (LOC).
Với việc Ấn Độ bận tâm với Trung Quốc, New Delhi có thể phải đối mặt với những thách thức mới từ đối thủ Pakistan. Pakistan hiện đang chịu áp lực nghiêm trọng từ Lực lượng đặc nhiệm hành động tài chính, cơ quan giám sát tài trợ khủng bố toàn cầu, nhằm kiềm chế các mạng lưới khủng bố trên đất liền.
Tuy nhiên, vẫn có nguy cơ rằng Islamabad có thể tận dụng sự mất tập trung của Ấn Độ dọc theo LAC bằng cách gửi binh sĩ đến LOC, Jammu và Kashmir. Cơ hội của kịch bản này đang gia tăng khi New Delhi tuyên bố tái bố trí quân đội đóng tại Jammu, Kashmir và Ladakh.
Hàng rào biên giới Ấn Độ-Pakistan. ảnh: BBC |
Một lợi ích khác cho Islamabad là việc "nhổ" các cọc phân định biên giới sẽ thu hút sự chú ý của quốc tế -một động thái mà New Delhi không hề muốn. Tháng 8-2019, New Delhi đã công bố sắc lệnh bãi bỏ Điều 370 trong Hiến pháp vốn trao quy chế đặc biệt cho bang Jammu và Kashmir.
Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Amit Shah đã giới thiệu một đạo luật chia bang này thành 2 vùng lãnh thổ liên bang là Ladakh cùng Jammu và Kashmir. Ông Amit Shah cũng cho biết vùng lãnh thổ liên bang Jammu và Kashmir sẽ có cơ quan lập pháp giống như Delhi, trong khi vùng lãnh thổ liên bang Ladakh thì không có cơ quan lập pháp, giống như Chandigarh.
Đây là quyết định chính trị có ảnh hưởng sâu rộng nhất đối với khu vực tranh chấp Kashmir trong gần 7 thập kỷ qua. Chính phủ Pakistan đã ra tuyên bố chỉ trích quyết định này của New Delhi.
Trong một thông báo, Bộ Ngoại giao Pakistan khẳng định chính phủ nước này phản đối tuyên bố được Chính phủ Ấn Độ đưa ra liên quan tới khu vực Kashmir và Jammu. Bộ Ngoại giao Pakistan cũng nhấn mạnh với tư cách là một bên trong tranh chấp quốc tế này, Pakistan sẽ áp dụng mọi phương án khả thi nhằm đối phó với những động thái này của Ấn Độ.
Trong khi đó, Bắc Kinh, giống như Islamabad, coi động thái nói trên của Ấn Độ là bất hợp pháp nhằm đơn phương thay đổi tình trạng lãnh thổ tranh chấp. Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn ban hành một tuyên bố mạnh mẽ rằng hành động gần đây Ấn Độ tiếp tục làm suy yếu chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc bằng cách đơn phương thay đổi luật pháp trong nước; rằng thực tế như vậy là không thể chấp nhận và sẽ không có hiệu lực.
Một số nhà bình luận Ấn Độ đã thừa nhận, việc bãi bỏ Điều 370 có thể tạo nên một cuộc khẩu chiến mới về biên giới giữa Ấn Độ-Pakistan, Ấn Độ-Nepal và Ấn Độ-Trung Quốc...
Một chốt kiểm soát của quân đội Ấn Độ tại Jammu và Kashmir. ảnh: AP |
Nỗi lo mất cơ hội đồng minh với Mỹ
Mặc dù có những lợi ích đáng kể này, Pakistan cũng bị thiệt bởi cuộc đụng độ Ấn Độ-Trung Quốc. Nhiều người ở Pakistan đã mô tả sự hạn chế này là điểm yếu. Ấn Độ có các lựa chọn để trả đũa mạnh mẽ hơn đối với các hành động khiêu khích của Trung Quốc trên đất Ấn Độ gần LAC, nhất là khi Bắc Kinh được cho là đang bí mật xây dựng một khu phức hợp tiêu chuẩn an ninh cao ở gần cảng Gwadar thuộc tỉnh Balochistan của Pakistan.
Nhiều nhà quan sát cảnh báo, căng thẳng Ấn-Trung sẽ thúc đẩy quan hệ Mỹ-Ấn thêm ấm nồng và như vậy là Pakistan sẽ khó có thể trở thành đồng minh thân tín của Mỹ. Thêm vào đó, như cựu Đại sứ Alice Wells, cựu quan chức hàng đầu của Bộ Ngoại giao Mỹ tại Nam Á đã phân tích, những chỉ trích về hành động của Trung Quốc ở Ladakh đang được liên kết với các động thái đơn phương, khiêu khích trên Biển Đông, đẩy Trung Quốc vào nguy cơ bị cô lập trong khu vực.
Theo CNN: "Bế tắc biên giới, và phản ứng của Mỹ là những lời nhắc nhở về việc Pakistan sẽ gặp khó đến mức nào để khiến Washington theo đuổi mối quan hệ rộng mở hơn. Kết cục của cuộc khủng hoảng Ấn-Trung, và những tác động của nó đối với Pakistan, vẫn chưa rõ ràng.
Mỗi bên đều có lý do để tránh xung đột và các cuộc đàm phán được lên kế hoạch sớm để cố gắng giảm bớt khủng hoảng. Trong bất kỳ cuộc đàm phán nào, một câu hỏi quan trọng là hai bên đồng ý làm gì trên mặt đất để giải toả tình hình.
Nếu họ đồng ý trở lại hiện trạng, thì điều này có thể gây rắc rối cho Pakistan, vì điều đó có nghĩa là Ấn Độ sẽ có thể tiếp tục xây dựng các tuyến đường biên giới phát triển cơ sở hạ tầng, có khả năng thúc đẩy căng thẳng với Trung Quốc. Những con đường này không chỉ liên quan đến Trung Quốc, mà còn dính dáng tới Pakistan.
Một trong số đó là con đường Darbuk-Shayok-Daulat-Beg-Oldie (DS-DBO), một công trình dài 158 dặm đã hoàn thành vào tháng 4 năm ngoái với gần 40 cây cầu liên kết với thủ phủ của Ladakh và đèo Karakoram.
Con đường này giúp Ấn Độ có khả năng phóng nhanh tới gần LAC, bao gồm khu vực lân cận Aksai Chin, một phần của Ladakh do Trung Quốc kiểm soát nhưng do Ấn Độ tuyên bố chủ quyền. Bởi vì đây là tin xấu cho Trung Quốc, nên nó cũng là tin không tốt cho Pakistan".
Trong trường hợp các cuộc đàm phán để giảm bớt cuộc khủng hoảng diễn ra khác đi và Ấn Độ phải đồng ý cắt giảm hoặc hạn chế xây dựng con đường của mình, điều này sẽ có lợi cho Trung Quốc và mở rộng cơ hội cho Pakistan. Bắc Kinh có thể có lợi thế hơn trong các cuộc đàm phán, với những khiêu khích mà nước này đang dàn dựng trong những tuần gần đây.
Theo Michael Kugelman, Phó Giám đốc Chương trình châu Á tại Trung tâm Woodrow Wilson, Trung Quốc sẽ đàm phán từ vị thế mạnh và sẽ cố gắng áp đặt các điều kiện không thể chấp nhận được. Không còn phát triển cơ sở hạ tầng biên giới ở phía Ấn Độ để khôi phục lại hiện trạng theo các điều khoản của riêng họ.
Và cho đến bây giờ, khả năng để Islamabad tự mãn về "người bạn tuyệt vời của mình đang hạ gục kẻ thù vĩ đại của nó ở trên dãy Himalaya" là hoàn toàn có thể xảy ra và nó sẽ giúp thúc đẩy các mục tiêu chính sách đối ngoại của Pakistan cũng như cơ hội bật lại các chính sách của Ấn Độ ở Kashmir.