Ngày đầu xét xử nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng và đồng phạm
- Ông Đinh La Thăng lại hầu tòa
- Truy tố bị can Đinh La Thăng và đồng phạm gây thất thoát hơn 725 tỷ đồng
- Ông Đinh La Thăng bị tuyên y án 13 năm tù
- TAND cấp cao tại Hà Nội xét đơn kháng cáo của ông Đinh La Thăng
Có 7 bị cáo nguyên là lãnh đạo Bộ GTVT và các đơn vị trực thuộc, gồm: Đinh La Thăng (SN 1960, nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT ); Nguyễn Hồng Trường (nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT ); Nguyễn Chí Thành (nguyên Phó vụ trưởng Vụ Tài chính Bộ GTVT); Lê Trung Cường (chuyên viên Vụ Tài chính); Dương Tuấn Minh; Dương Thị Trâm Anh (nguyên Tổng giám đốc và Giám đốc Tổng công ty Cửu Long); Nguyễn Thu Trang (nguyên Phó phòng Đầu tư và quản lý đấu thầu Tổng công ty Cửu Long) đều bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Các bị cáo tại tòa sáng 14/12 |
Đinh Ngọc Hệ (tức Út “trọc”, nguyên Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn - Bộ Quốc phòng) bị truy tố hai tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.
12 bị cáo còn lại bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Bị cáo Đinh Ngọc Hệ |
Chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Huỳnh Văn Trực, Phó chánh toà Hình sự TAND TP Hồ Chí Minh. Hội đồng xét xử (HĐXX) gồm 5 người, ngoài chủ tọa Huỳnh Văn Trực còn có thẩm phán Vũ Tất Trình và 3 hội thẩm nhân dân.
HĐXX đã triệu tập đại diện Bộ Tài chính và 13 doanh nghiệp, như: Công ty CP Tập đoàn Yên Khánh, Công ty TNHH Phát triển đầu tư Thái Sơn, Công ty CP BOT và BT Quốc lộ 20…
Bị cáo Đinh La Thăng có 6 luật sư bào chữa gồm Luật sư Trương Trọng Nghĩa, Nguyễn Hồng Hà, Ngô Minh Hưng (Đoàn Luật sư TPHCM) và Luật sư Hoàng Văn Hướng, Hoàng Văn Doãn, Nguyễn Văn Tuý (Đoàn luật sư TP Hà Nội).
Ông Đinh La Thăng và các đồng phạm được dẫn giải tới tòa từ rất sớm. Ông Thăng xuất hiện với khẩu trang và mắt kính đen che kín mặt.
Phiên toà được khai mạc vào lúc 8h25.
Khi bị thẩm tra lý lịch, ông Thăng cho biết văn hóa 10/10, nghề đầu tiên khi ra trường là kế toán, sau đó chuyển sang các cấp quản lý. Bị cáo tự nhận có 2 tiền án ở hai lần xét xử trước đây. Tuy nhiên, chủ tọa giải thích, hành vi phạm tội trong vụ án này xảy ra trước những lần xét xử đó nên không xem là tiền án được.
Theo cáo trạng, dự án đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương do Bộ GTVT làm chủ đầu tư, ứng ngân sách nhà nước hơn 9.800 tỉ đồng để triển khai, nên việc bán quyền thu phí là bán tài sản Nhà nước.
Là Bộ trưởng, người đứng đầu được giao quản lý tài sản trong đó có quyền thu phí cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương, ông Đinh La Thăng đã ký văn bản đề nghị tìm kiếm đối tác để bán quyền thu phí. Nắm rõ các quy định của pháp luật về quản lý tài sản Nhà nước và chuyển giao quyền thu phí, nhận thức rõ đây là tài sản đặc thù, có giá trị đặc biệt lớn nhưng ông Thăng đã làm trái với quy định của Nhà nước tạo điều kiện cho Công ty Yên Khánh do Đinh Ngọc Hệ, nguyên Phó tổng giám đốc Công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng ) thành lập, được trúng thầu mua quyền thu phí cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương 5 năm (2014 - 2019) với giá hơn 2.000 tỉ đồng. Sau khi trúng đấu giá quyền thu phí, Đinh Ngọc Hệ có nhiều hành vi cắt giảm, che giấu doanh thu nhằm chiếm đoạt, gây thất thoát hơn 725 tỉ đồng của nhà nước.
Hiện đại diện Viện KSND tối cao và Viện KSND TP Hồ Chí Minh tham gia phiên tòa đang công bố bản cáo trạng.
Dự kiến kéo dài đến ngày 25/12.