“Đại án” DAB: Các bị cáo phải bồi thường 8.700 tỉ đồng
- Đại án DAB: Trần Phương Bình thừa nhận nhiều sai phạm
- Xét xử giai đoạn 2 “đại án” Trần Phương Bình
- Bị can Trần Phương Bình và đồng phạm gây thiệt hại cho DAB 9.642 tỉ đồng như thế nào?
- Trần Phương Bình lãnh án chung thân, Vũ Nhôm 17 năm tù
Ông Trần Phương Bình (SN 1959, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á - DAB) và 11 đồng phạm bị xét xử về tội “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” và “lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.
Tại tòa, đại diện nguyên đơn dân sự DAB đồng ý với tất cả khoản thiệt hại mà cáo trạng VKSND Tối cao xác định. Đồng thời, đại diện DAB còn đưa ra một số đề nghị và kiến nghị, qua đó yêu cầu HĐXX và VKS xem xét buộc ông Bình và các cá nhân chịu trách nhiệm bồi thường nhiều khoản tiền khác mà cáo trạng chưa đề cập tới. Cụ thể là 2 khoản vay liên quan đến ông Nguyễn Thiện Nhân (Chủ tịch HĐQT Công ty TTC) và nhóm TTC. Theo đại diện DAB, do khối lượng hồ sơ quá lớn nên DAB đã sai sót trong việc tính toán thiệt hại. Thực tế, tổng thiệt hại sẽ là 3.153 tỉ đồng (tăng 14 tỉ đồng so với cáo trạng).
Ông Trần Phương Bình tại tòa ngày 26/6 |
Đại diện nguyên đơn DAB cũng đề nghị HĐXX tuyên buộc các cá nhân, tổ chức liên đới bồi thường 8.700 tỉ đồng và lãi phát sinh đến ngày đưa vụ án ra xét xử.
Đại diện DAB còn yêu cầu thu hồi các tài sản đã được kê biên. Yêu cầu, xem xét buộc ông Bình và các cá nhân liên quan đến dự án Richland Southern vay hơn 1.000 tỉ đồng, trả lại cho DAB khoản vay này. Liên quan đến 14 khoản vay khác, yêu cầu các cá nhân còn dư nợ phải thanh toán. Trong trường hợp các bên không thi hành, DAB được phát mãi tài sản thu hồi nợ. DAB cũng yêu cầu tòa tuyên buộc Sở TN&MT TP Hà Nội giao giấy tờ 37 căn hộ thuộc dự án Richland cho DAB.
Về dự án khu Trung tâm phức hợp Sài Gòn - Ba Son, số 2 Tôn Đức Thắng, DAB đồng ý với cáo trạng xem 250 tỉ đồng liên quan là vật chứng, yêu cầu tuyên trả cho DAB
Về phía Công ty Ba Son, đại diện công ty này cho biết, sau khi nhận được tiền của Công ty M&C, Công ty đã chuyển cho Cục Tài chính Bộ Quốc phòng. Cách đây 3 tháng, Cục tài chính Bộ Quốc phòng đã chuyển số tiền này cho cơ quan điều tra Bộ Công an chứ không phải Công ty Ba Son chuyển. Sau đó, Bộ Công an đã chuyển số tiền này cho Cục Thi hành án dân sự TP Hồ Chí Minh để HĐXX xem xét, quyết định trong quá trình xét xử.
Trước đó, cơ quan tố tụng xác định ông Bình và ông Phùng Ngọc Khánh (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty M&C) đã bàn bạc, thống nhất thủ thuật vay đảo nợ, phù phép nhiều hồ sơ vay vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư khống với nhiều tài sản là dự án bất động sản ở TP Hồ Chí Minh. Điển hình là dự án Trung tâm Phức hợp Sài Gòn - Ba Son.
Quá trình điều tra và tại tòa, bị cáo Trần Phương Bình, Hội đồng định giá tài chính Ngân hàng Nhà nước khẳng định quyền khai thác kinh doanh tại dự án Sài Gòn - Ba Son không đủ điều kiện pháp lý, hợp đồng mà ông Khánh ký với Công ty Ba Son không phải là tài sản để ông Khánh thế chấp để vay của DAB.
Bị cáo Trần Ngọc Khánh |
Trong phần trả lời của mình bị cáo Phùng Ngọc Khánh bao biện cho hành vi sai phạm bằng cách đổ lỗi do khủng hoảng kinh tế nên chỉ đủ khả năng trả nợ gốc.
Trong khi đó cáo trạng xác định, Khánh với vai trò là người điều hành hoạt động của nhóm khách hàng M&C, có hành vi tổ chức, chỉ đạo hoạt động liên quan đến các khoản vay của các Công ty trong nhóm khách hàng M&C.
Từ năm 2008, khi các khoản vay đến hạn trả lãi, các khoản vay của nhóm khách hàng M&C không có khả năng trả nợ đúng hạn; để tránh tình trạng bị dư nợ xấu, để thực hiện vào việc trả gốc, lãi cho các khoản vay đến hạn (đảo nợ), Phùng Ngọc Khánh đã bàn bạc và thống nhất với Trần Phương Bình lấy pháp nhân trong nhóm khách hàng M&C đứng ra vay vốn tại DAB và được Trần Phương Bình đồng ý.
Sau khi thống nhất với Trần Phương Bình về việc cho nhóm M&C vay sau đó nhóm này dùng chính khoản vay đó để trả nợ tại DAB, Phùng Ngọc Khánh chỉ đạo nhân viên lập hồ sơ khống, phương án kinh doanh, hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay khống, chỉ đạo Giám đốc các công ty trong nhóm, công ty của một số người thân quen ký hồ sơ vay tại DAB, với mục đích ghi trên hồ sơ là vay vốn đầu tư dự án nhưng mục đích thực sự là để trả nợ lãi và nợ gốc cho khoản vay đến hạn cho nhóm M&C.
Hành vi nêu trên của Phùng Ngọc Khánh đã đồng phạm với Trần Phương Bình trong việc tạo lập hồ sơ khống, dùng pháp nhân nhiều Công ty không đủ điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật đứng tên vay vốn để giúp che giấu tình hình nợ xấu của DAB, gây thiệt hại cho DAB số tiền 3.949 tỉ đồng đồng (1.675 tỉ đồng tiền gốc và 2.274 tỉ đồng tiền lãi).