Võ Việt khởi nguồn từ đâu?

Thứ Hai, 19/02/2018, 11:59
Ngày nay, có thể thấy sự hiện diện phổ biến của những môn võ nước ngoài tại Việt Nam như Karatedo, Taekwondo, Muay Thái, Judo, Boxing… Nhưng với võ cổ truyền dân tộc vẫn chưa biết ngọn nguồn phát sinh phát triển của các môn phái…


Tuy nhiên, nếu lật lại những trang sử Việt suốt 4.000 năm, chúng ta sẽ thấy rằng võ Việt có nguồn gốc lâu đời không thua kém võ Trung Hoa, từ lúc mở nước và dựng nước.

Đầu tiên là thời mở nước. Những công lao đầu tiên của Lạc Long Quân chính là đã giúp dân trừ Ngư tinh ngoài Biển Đông, chém Hồ tinh ở Long Biên, trừ Mộc tinh trên núi rừng Phong Châu. Những công trạng đó của ông chính là dùng võ công mà thực hiện, là ghi nhận sớm nhất trong huyền sử về võ học của nước ta. Sau Lạc Long Quân đến truyền thuyết Phù Đổng Thiên Vương cưỡi ngựa sắt cầm roi sắt ra trận, tất cả đều ghi dấu võ công của người Việt.

Và trong suốt hơn 1.000 năm chinh chiến với giặc phương Bắc, người Việt đã dùng võ công để giữ yên bờ cõi, đánh đuổi quân thù. Vì vậy, có thể nói cội nguồn võ Việt cũng xa xưa ngang với những nước có nền võ học lâu đời ở châu Á như Trung Quốc hay Ấn Độ. Trải qua hơn 4.000 năm rèn giũa, chắt lọc qua vô vàn cuộc chiến chúng ta mới còn lại những giá trị di sản võ Việt đến ngày nay.

Dựa trên sử sách ghi lại, có thể khẳng định võ Việt và Trung Quốc là  2 nền võ học khác ngoài Ấn Độ có lịch sử và nội hàm lâu dài nhất và cũng bị hiểu lầm nhiều nhất. Chỉ có võ công Việt Nam là đủ sức so kè suốt nghìn năm qua hàng nghìn cuộc giao tranh mà vẫn cân bằng với “đại gia võ học” như Trung Quốc, lại vẫn còn tồn tại nguyên vẹn đến hôm nay mà thôi.

Xét về khía cạnh lịch sử và nội hàm thì võ học Nhật Bản và Hàn Quốc đành phải xếp dưới một bậc vì văn hóa Nhật (gồm cả võ học) chỉ phát triển mạnh từ sau khi giao thương với nhà Đường. Văn hóa Hàn Quốc (đặc biệt võ học) chịu ảnh hưởng của nhà Đường và sau đó là Đại Việt.

Đặc biệt với sự thành lập Hoa Sơn Lý Gia, võ phái của Hoa Sơn tướng quân Lý Long Tường (Hwasan Sanggun) mà nền võ học Hàn Quốc mới phát triển vượt bật từ sau thế kỷ 12. Chỉ là Nhật và Hàn đã rất thành công với nhiều nhân tài trong thế kỷ 20 để phổ biến văn hóa võ thuật của họ đi khắp thế giới, trong khi chúng ta không thể làm như vậy do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Võ Việt nhìn thoáng qua thì thấy có rất nhiều phần giống võ Trung Quốc, kể cả tên gọi và vũ khí nhưng đi sâu nghiên cứu thì khác biệt là rất lớn. Võ Việt có nhiều nét rất đặc sắc như “lấy ít địch nhiều”, “chú trọng hiệu quả không trọng hình thức” và “chỉ có thể dùng tốt nhất bởi người Việt”.

Nói đến võ là phải nói đến vũ khí, người ta hay nói về “Thập bát ban võ nghệ” hay 18 loại vũ khí mà con nhà võ phải tinh thông. Trong danh sách của 18 loại này của người Việt có 2 loại hoàn toàn khác Trung Quốc là “Song Chùy” và “Ná Trận”. Trong khi đó, người Trung Quốc dùng Độc Chùy và Cung Nỏ thay cho “Ná Trận”.

Ngoài ra, còn một số binh khí đặc thù Việt Nam khác như “Bút chì” chuyên dùng cho các binh lính đoạn hậu khi phải rút lui chỉ duy nhất có ở Việt Nam. Và còn có “Roi” Bình Định hoàn toàn khác với Trường côn của Trung Quốc với lối đánh cực hiểm và phù hợp thể chất của người Việt.

Việt Võ
.
.
.