Không gian văn hóa đá ven biển
Không chỉ tường rào phân định ranh giới giữa các nhà mà cả những lối đi, bờ kênh dẫn nước, bờ ruộng rẫy, chuồng nuôi súc vật cho đến nhà ở, nhà bếp, giếng nước, mộ chôn người chết... đều được hình thành bằng những tảng đá tự nhiên do chính bàn tay người nông dân địa phương sắp xếp trông rất lạ mắt và độc đáo. Nó như bằng chứng nghệ thuật dân gian, một thứ nghệ thuật trong đời thường…
Có thể, người dân quen “làm nghệ thuật” vì sống ở nơi thiên nhiên cũng… làm nghệ thuật. Cả một không gian văn hóa đá, trong đó có danh thắng gành Đá Đĩa– một tuyệt tác thiên nhiên bằng đá thu hút du khách trong và ngoài nước.
Đó là vùng đất An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Đường vào qua những chặng đường nhựa uốn lượn quanh co, chênh vênh lưng dốc trên dãy núi Hòn Bù, với nhiều hình ảnh độc đáo về đá.
Dường như nơi nào trên cung đường này cũng có những công trình bằng...đá. Phía xa là những ngôi mộ, kế đến là chuồng gia súc, gia cầm, gần hơn là nhà bếp, giếng nước và cạnh bên đường lộ là những bờ tường cao chắn giữ nền đất nhà ở. Không bản vẽ, không hồ sơ thiết kế, không vật tư sắt thép, xi măng.
Tất cả đều được kiến tạo từ... đá, được bàn tay thô ráp của người dân quanh năm chỉ biết trồng trọt ruộng rẫy hay giăng lưới đánh bắt… cá tạo đắp nên.
Hàng ngàn tảng đá nhỏ được sắp xếp xen kẽ kết nối với nhau tạo thành những công trình bằng...đá mang nét cổ xưa, vừa gần gũi, vừa lạ lẫm, trông như những tác phẩm nghệ thuật thu hút sự quan tâm của du khách khi đến vùng đất này.
Đứng bên đường, ông Nguyễn Giáo, 69 tuổi - một dân địa phương chỉ tay về phía một căn nhà mái tôn, bốn bức vách đều xếp bằng đá, nói : “Thời niên thiếu tui đã thấy những ngôi nhà, giếng nước được xếp bằng đá ở làng quê mình. Hơn hai chục năm trở lại đây, công nghệ xây dựng phát triển với nhiều loại vật liệu nên những “công trình dân dụng” bằng đá vẫn còn tồn tại nền móng, lối đi, nhà bếp, chuồng gia súc...
Những “công trình dân dụng” như thế không chỉ hiện hữu bên trong những xóm nhỏ ven đườ̀ng lộ vượt qua núi Hòn Bù ở̉ thôn Phú Hạnh mà còn xuất hiện ở các thôn Phú Hội, Phú Lương, Phú Sơn...bên dãy núi Hòn Bù”.
Ông Giáo cho biết : “Để có được một căn nhà nhỏ cần phải dành thởi gian ít nhất hai năm cất công khai thác khoảng 3 triệu tảng đá nhỏ trên nương rẫy và phải huy động bốn nhân công sắp xếp hơn một tháng trời để tạo nên những bức vách, trụ cột bằ̀ng đá”.
Anh Phạm Ngọc Phương, 52 tuổi chia sẻ : “Nói nghe thấy dễ nhưng khi va chạm mới thấu hiểu những nỗi khó khổ. Nếu như khai thác đá vất vả từ đào bới, khuân vác, vận chuyển thì việc sắp xếp đá thành vách nhà, giếng nước, chuồng bò... đều phải có cách nhìn mỹ thuật và bàn tay khéo léo, biết lựa chọn những tảng đá khép kín bề mặt với nhau để hạn chế khoảng trống, biết xếp đá tạo vách ngăn phòng khách, phòng ngủ, gian thờ tổ tiên. Ở những góc nhà và trụ cột đòi hỏi kỹ thuật sắp xếp đá thật tinh tế, tạo sự liên kết chặt chẽ và bền vữ̃ng”.
Thấy tôi đưa hai tay đẩy nhẹ vào vách đá, anh Phương bảo : “Không dễ gì sập đâu anh, ngườ̀i dân ở đây đã cất công nghiên cứu những thế đá tạo tạc hình lăng trụ từ bao đời nay ở̉ di tích danh thắ́ng gành Đá Đĩa để sắ́p xếp trụ cột, vách đá bền vữ̃ng”.
Lân la dò hỏi những người trong làng, tôi đi trên con đường nhỏ lát bằng....đá để tìm đến căn nhà duy nhất còn lại ở xã An Ninh Đông được hình thành từ đá những công trình dân dụng bằ̀ng... đá trên lưng núi Hòn Bù.
Từ phía cây duối ở góc vườn, một cậu bé trạc hơn chục tuổi, nước da đen nhẻm, tóc cháy màu nắng, bước ra chủ động chào hỏi. Nghe tôi hỏi đến chủ nhân ngôi nhà, cậu bé nhoẻn miệng cười rồi nói : “Ba má cháu đi lật đá chưa về”.
Hỏi thêm mới biết anh chị....đã lên nương rẫy để khai thác đá. Họ dùng xà beng bẫy những tảng đá nhỏ nằm bên dưới bề mặt đất trên núi Hòn Bù, được tảng đá nào tập hợp vào góc rẫy chờ đến đêm trăng thanh gió mát mới nhờ cánh thanh niên trong làng gách vác về nhà, rồi trả công bằng nồi cháo gà cùng mấy chai bia.
Và sau những cuộc khai thác đá, lượng đất màu mỡ trên bề mặt nương rẫy thêm nhiều nên mùa vụ trồng trọt đậu, ngô bội thu năng suất. Lạ lùng hơn nữa là giữa buổi trưa mùa hạ nắng như trút lửa, từ bên ngoài nhìn vào cứ nghĩ bên trong căn nhà vách đá, mái tôn rất nóng, nhưng khi trải nghiệm thực tế tôi đã cảm nhận được không khí mát mẻ trong cơn gió từ phía biển lùa qua những ô thông gió được thiết kế bằng....đá.
Lên lưng núi Hòn Bù thấy giếng nước vớ́i nhữ̃ng tảng đá xếp thành hình tròn từ̀ dướ́i độ sâu hơn 5m, mạch nước ngọt lành, trong vắt cung cấp nguồn nước uống và nướ́c tướ́i rau, dưa trên nương rẫy. Rải rác bên triền đồi là mấy ngôi mộ được xếp bằng đá tạo thành hình vuông, hình bầu dục mang dáng dấp nét xưa.
Cách nửa cây số về hướng Đông Nam chân núi Hòn Bù đã có thể nhìn thấy tuyệt tác thiên nhiên gành Đá Đĩa chồm minh vươn ra phía biển được Bộ văn hóa – thể thao và du lịch công nhận là di tích danh thắ́ng quốc gia từ̀ năm 1998.
Nhìn từ xa danh thắng kỳ thú và độc đáo về địa chất này như một tổ ong khổng lồ vươn rộng hơn 50m và trải dài chừ̀ng 200m. Từ̀ trên cao nhìn xuống quần thể đá trong gành Đá Đĩa, có nơi được kết cấu bở̉i nhữ̃ng khối đá hình lăng trụ xếp nối với nhau theo thế đứng hoặc nằm nghiêng, được kết tạo bằ̀ng nhiều phiến đá trông như nhữ̃ng chiếc đĩa chất chồng đậm nét hoang sơ. Có nơi là bãi đá nhấp nhô với những chiếc đĩa hình lục giác óng ả màu đen huyền bí phơi mình trong nắng sớ́m.
Có truyền thuyết dân gian kể rằng, từ thời xa xưa lắm ở nơi đây có đôi vợ̣ chồng giàu có nhất vùng nhưng số phận ngườ̀i vợ̣ không may nên lâm bệnh chết sớm khi chưa có con. Sau khi an táng vợ̣, ngườ̀i chồng đem nhiều tài sản phát cho người nghèo trong vùng, phần còn lại cất giấu trong kho nằ̀m cạnh bờ̀ biển rồi xuất gia tu hành.
Đến khi vị tu sĩ này qua đờ̀i, nhiều kẻ gian tham mưu toan chiếm đoạt kho báu nhưng sau nhiều cuộc dò tìm bất thành bọn chúng chất củi đốt cháy nơi nghi ngờ cất giấu vàng bạc. Ngọn lửa mớ́i cháy lên, bất ngờ một cơn giông lốc ập đến cuốn bay những kẻ gian tham, cùng lúc đó một tiếng nổ kính hoàng dội vang.
Sáng ra, người dân nhìn thấy ở̉ nơi đó nhữ̃ng phiến đá to hình lục giác chất chồng lên nhau thành những cột đá cơ hồ như nhữ̃ng đồng tiền xếp thành cọc.
Một truyền thuyết khác cho hay, cảnh quan thơ mộng, sơn thủy hữu tình ở nơi này khiến cho các vị thần tiên chọn lựa giáng trần trong nhữ̃ng đêm trăng thanh, gió mát để ngắm cảnh, đối ẩm và bình thơ.
Chén vàng, đĩa ngọc được các vị thần tiên mang từ̀ thiên đình xuống đây để bày yến tiệc. Trong cơn chếnh choáng men rượu, các vị thần tiên tìm đến những cảnh quan thơ mộng ở̉ nơi khác vui chơi mải mê đến mứ́c bỏ quên nhữ̃ng chồng bát đĩa lâu ngày nên hóa đá.