Hủy kế hoạch phát bao cao su cho học sinh
- Truy tìm bao cao su chứng cứ
- Độc đáo máy phát bao cao su miễn phí do sinh viên chế tạo
- Bao cao su dạng… phun xịt
Philippines, nơi đang có tỉ lệ mới nhiễm HIV tăng cao nhất ở châu Á - Thái Bình Dương trong vài năm qua. Bị nhiễm nhiều nhất là thanh niên đồng tính ái hoặc tình dục lưỡng giới dưới 25 tuổi. Trong khi tổng số người Philippines “sống chung với HIV” còn thấp - khoảng 39.600 người trong hơn 100 triệu dân - các ca nhiễm mới tăng “thủng trời”. UNAIDS ước tính tỉ lệ nhiệm mới đã tăng hơn 50% từ năm 2010 đến 2015.
Trong số giới trẻ dễ “dính” HIV nhất - nam giới đồng tính dục, người nghiện ma túy bằng kim tiêm, phụ nữ chuyển giới và gái bán dâm – tỉ lệ ca lây nhiễm mới tăng 230% từ năm 2010 đến 2015.
Steven Kraus, Giám đốc Cơ quan phòng chống HIV/SIDA của LHQ (UNAIDS) ở châu Á - Thái Bình Dương, nói Philippines có tỉ lệ nhiễm HIV tăng nhanh nhất châu Á, cùng với Afghanistan: “Hiện Philippines chịu nguy cơ để dịch bệnh này vượt ngoài tầm kiểm soát”.
Philippines lúng túng trong nỗ lực tuyên truyền phòng chống HIV/SIDA, và trong việc lập một chiến lược phòng chống hiệu quả nơi giới trẻ. Theo Bộ Y tế nước này, chỉ 17% người dân từ 15 đến 24 tuổi biết HIV là gì và cách nó lây lan.
Hồi tháng 2 vừa qua, Bộ Giáo dục Philippines thông báo hủy kế hoạch phân phát bao cao su đến học sinh trung học của Bộ Y tế. Lẽ ra kế hoạch này huấn luyện giáo viên tư vấn cho học sinh cách chống có thai và các bệnh lây qua đường tình dục, và kêu gọi học sinh tình nguyện đi xét nghiệm HIV. Kế hoạch cũng dự tính huấn luyện giới phụ huynh cách nêu vấn đề quan hệ tình dục với con cái của họ.
Tình nguyện viên của tổ chức "Tự yêu mình" làm việc. |
Kế hoạch này bị liên minh các phụ huynh, Giáo hội Thiên Chúa và các chính khách bảo thủ phản đối. Nghị sĩ Vicente Sotto nói Bộ Giáo dục và Bộ Y tế nên tập trung nâng cao các giá trị của giới trẻ Philippines. Ông cho rằng việc phát bao cao su ở trường học là “xúi giục lối sống lang chạ bừa bãi” và bao cao su đã được phát miễn phí ở các trung tâm y tế cũng như được bán ở các cửa hàng tiện lợi.
Linh mục Jerome Secillano thuộc Hội đồng Giám mục đạo Thiên Chúa đã hoan nghênh quyết định hủy kế hoạch trên là “một động thái khôn ngoan”. Philippines có khoảng 80% dân số theo đạo Thiên Chúa vốn khuyên tín đồ nên tiết chế như một cách kéo giảm lây nhiễm HIV. Nhưng bác sĩ Jose Gerard Belimac, một điều phối viên HIV/SIDA thuộc Bộ Y tế, cho rằng việc hủy kế hoạch là “một cơ hội bị sổng mất”.
Một thăm dò năm 2015 của Bộ Y tế phát hiện 57% nam thanh niên đồng tính dục có nguy cơ lây nhiễm hiện là học sinh trung học hoặc sinh viên đại học, và 67% người hiện “sống chung với HIV” trong độ tuổi 15-24.
Trong khi Bộ Y tế nước này đang tiến hành nhiều chương trình phòng chống HIV thì phải đối mặt với những thử thách khi muốn tiếp cận giới trẻ. Theo luật pháp Philippines, trẻ dưới 18 tuổi phải có sự cho phép của cha mẹ mới được mua bao cao su (hoặc nhận ở các cơ sở y tế) hoặc mới được xét nghiệm HIV.
Luật hạn chế chính phủ phân phối các phương tiện ngừa thai, đã góp phần ngăn chặn việc tích cực phân phát bao cao su (một biện pháp phòng tránh HIV/SIDA đã được chứng minh tính hiệu quả). Người dân có thể nhận bao cao su ở các cơ sở y tế, nhưng các cơ sở này lại không tìm cách tiếp cận người có nhiều nguy cơ bị lây nhiễm HIV, và không có nhiều cơ sở y tế chú ý đến các nhóm người dễ bị “dính” HIV.
Trong khi một biện pháp phòng chống hiệu quả có thể có ích, nếu như đông người “dính” HIV biết đến và nhận chữa trị, nhưng việc xét nghiệm và cảnh giác ở Philippines lại không được tiến hành nhiều.
Các chuyên gia nói cách phòng chống HIV hiệu quả ðòi hỏi một sự đáp ứng kết hợp tất cả các biện pháp đã chứng minh được tính hiệu quả. Nếu chỉ tập trung chữa trị là cách phòng chống thì tốn kém nhiều mà lại không đạt hiệu quả bằng giải pháp nhấn mạnh đến quan hệ tình dục an toàn và giáo dục tuyên truyền phòng chống.
Tumala đã bị nhiễm HIV. |
Chuyên gia Krauss cho biết tất cả các chương trình phòng chống SIDA cấp quốc gia thành công đều nhờ sử dụng bao cao su. Ở những quốc gia ghi nhận được từ 30 - 35% tỷ lệ giảm các ca lây nhiễm HIV mới, là kết quả của một chương trình phân phát bao cao su dễ hiểu đối với người dân. Và trong khi các biện pháp chữa trị phòng chống đã tăng lên gần 100 USD/người/năm trong 20 năm qua, việc sản xuất bao cao su chỉ tốn chưa tới 1 cent Mỹ.
Chris Lagman, Giám đốc Giáo dục - phát triển của “Tự yêu mình” - một trung tâm xét nghiệm HIV phi chính phủ mà ông giúp lập năm 2011- nói sự ngăn chặn một chương trình đại trà không chỉ từ những chỉ dẫn của nhà thờ, mà còn từ sự va chạm các giá trị nơi giới trẻ Philippines vốn lớn lên trong một nền văn hóa dễ dãi hơn và trải nghiệm thú vui xác thịt sớm hơn,với cha mẹ họ, là những người cùng các thế hệ đi trước đều không được hướng dẫn kỹ để đề cập sức khỏe tình dục.
Hiện ở Philippines có sự chấp nhận nhất định về đồng tính dục, nhưng tình dục ít được bàn luận công khai. Việc mua bao cao su có thể khiến giới trẻ xấu hổ, sợ bị bêu riếu, và những người khác sợ bị phê phán nếu phát hiện quả tang đang chuẩn bị quan hệ tình dục.
Vào trung tuần tháng 1-2017, truyền thông Philippines đưa tin Tổng thống Rodrigo Duterte ra lệnh phát miễn phí các phương tiện ngừa thai cho khoảng 6 triệu phụ nữ. Đối tượng được phát phương tiện ngừa thai gồm 2 triệu phụ nữ nghèo không đủ điều kiện mua các phương tiện ngừa thai hiện đại. Họ sẽ được ưu tiên nhận từ năm 2018, theo sắc lệnh của vị Tổng thống. Số còn lại sẽ nhận các phương tiện ngừa thai vào các năm sau đó.
Ông Duterte nói mục tiêu là để kéo giảm số người trẻ (nhất là trẻ gái con nhà nghèo) bị mang thai ngoài ý muốn. Bộ trưởng Kế hoạch kinh tế Ernersto Permia nói cách này sẽ giúp chính phủ đạt chỉ tiêu giảm nghèo từ 21,6% năm 2015 xuống còn 13-14% vào cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Duterte (năm 2022).