Gắn chip cho vận động viên để chống sử dụng doping
- Tự truyện của Maria Sharapova Khi doping là chuyện nhỏ
- Lơ lửng nỗi lo doping
- Olympic 2016: Mạnh tay với doping
- Nước Nga và scandal doping lớn nhất lịch sử
- 6 vận động viên Nga bị tước toàn bộ huy chương, thành tích do sử dụng doping
"Tôi tin rằng, để ngăn chặn doping chúng ta cần vận động vận động viên tuân thủ các biện pháp phòng chống với công nghệ mới nhất", ông Mike Miller nhấn mạnh. Ý tưởng gắn chip nhận được sự hoan nghênh của Giám đốc điều hành chống doping của Anh Nicole Sapstead.
Nhưng quan chức này cũng cảnh báo, phải có sự đảm bảo chính xác từ công nghệ và việc gắn chip phải cân bằng được giữa riêng tư và sự trong sạch doping của vận động viên.
Tuyên bố của ông Mike Miller nhận được sự quan tâm trong giới thể thao bởi một loạt bê bối doping vừa bị phanh phui. Bởi theo một báo cáo vừa tiết lộ, có ít nhất 30% vận động viên tranh tài ở giải vô địch điền kinh thế giới năm 2011 thừa nhận sử dụng chất cấm trong sự nghiệp của mình.
Nữ vận động viên Kenya Jemima Sumgong, người đoạt Huy chương vàng nội dung chạy marathon ở Olympic 2016 và về nhất cuộc thi marathon London 2017, phải nhận án phạt cấm thi đấu 4 năm vì sử dụng doping.
Sau khi bị phát giác đã sử dụng EPO (chất erythropoietin tăng lượng oxy trong máu) trong một cuộc kiểm tra doping bất thường của Liên đoàn Điền kinh thế giới (IAAF) ở Kenya, Jemima Sumgong coi như kết thúc sự nghiệp thể thao và không thể bảo vệ Huy chương vàng ở Olympic 2020.
Bởi đây là lần thứ 2 Jemima Sumgong bị cấm thi đấu vì sử dụng doping nên án phạt tổng cộng là 5 năm. Việc tái kiểm tra các mẫu cũ của Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) đã phát hiện hơn 100 vận động viên sử dụng doping tại Olympic 2008 và 2012.
IOC cũng vừa thông báo án phạt cấm thi đấu suốt đời đối với 4 vận động viên trượt tuyết của Nga (Maxim Vylegzhanin, Alexei Petukhov, Evgenia Shapovalova và Yulia Ivanova) do dính bê bối bảo trợ doping tại Olympic mùa đông 2014.
Án phạt của IOC được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Liên đoàn Trượt tuyết Nga thông báo quyết định tước 2 Huy chương bạc nội dung trượt tuyết tự do và đồng đội mà Maxim Vylegzhanin giành được tại Olympic mùa đông 2014.
Trước đó, 2 vận động viên trượt tuyết Alexander Legkov (bị tước Huy chương vàng và Huy chương bạc ở Olympic mùa đông 2014) và Evgeniy Belov cũng nhận án phạt tương tự từ IOC. Nhưng Liên đoàn Trượt tuyết Nga tuyên bố, sẽ kháng cáo lên Tòa án Trọng tài thể thao quốc tế (CAS).
Alexei Petukhov, 1 trong 4 vận động viên trượt tuyết Nga bị cấm thi đấu suốt đời do doping. |
Tổng thống Putin từng hy vọng việc thành lập một hệ thống độc lập mới chống sử dụng doping trong lĩnh vực thể thao sẽ góp phần tạo ra ở Nga một hệ thống chặt chẽ và hiệu quả trong công tác chống sử dụng doping.
Theo đó, Nga thành lập một phòng thí nghiệm chuyên dụng tại khu thể thao của Trường Đại học Tổng hợp quốc gia Moskva, trong đó trang bị công nghệ mới, thiết bị hiện đại và đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp. Ông Putin còn bác bỏ những cáo buộc về cái gọi là "chương trình doping quốc gia" ở Nga.
Phó Thủ tướng Vitaly Mutko từng phản đối đề nghị từ Tổ chức chống doping quốc gia (NADO) của 19 nước khi cho rằng, vì liên quan tới bê bối doping, nên Nga phải bị cấm tham dự các cuộc thi quốc tế, cũng như bị tước quyền tổ chức các giải đấu quốc tế.
Theo ông Vitaly Mutko, báo cáo của Cơ quan chống doping thế giới (WADA) đối với vận động viên Nga "mang thông tin giả mạo". Nga cũng đã mở cuộc điều tra hình sự đối với cựu Giám đốc phòng thí nghiệm chống doping Grigory Rodchenkov về tội lạm quyền. Bởi sau khi chạy sang Mỹ, ông Grigory Rodchenkov đã cáo buộc về "vấn nạn doping quy mô lớn tại Olympic mùa đông năm 2014".
Theo giới truyền thông, sau khi hơn 110 vận động viên Nga bị cấm thi đấu ở Olympic 2016 ở Rio de Janeiro (Brazil), IOC đã mở 2 cuộc điều tra đối với thể thao Nga, trong đó chủ yếu liên quan tới các vận động viên tham dự Olympic mùa đông 2014 và Olympic London 2012.
Giới truyền thông cũng vừa dẫn thông báo của WADA, họ đã mở cuộc điều tra về chương trình bảo trợ doping ở Trung Quốc trong những năm 1980 và 1990 của thế kỷ trước. Việc này diễn ra sau cáo buộc của bà Xue Yinxian (79 tuổi), cựu bác sĩ của một số đội tuyển thể thao Trung Quốc từ những năm 1970. Theo bà Xue Yinxian, hơn 10.000 vận động viên ở các môn bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bóng bàn, cầu lông, điền kinh, bơi lội, thể dục dụng cụ và cử tạ đã bị bắt phải tham gia vào chương trình bảo trợ doping. Chính phủ Kazakhstan từng phủ nhận việc đội tuyển 2 môn phối hợp trượt tuyết và bắn súng (biathlon) của nước này tại Áo đã sử dụng chất kích thích, sau khi cảnh sát Áo đột kích phòng của họ và tịch thu một số dụng cụ y tế. Người đứng đầu Ủy ban Thể dục Thể thao Kazakhstan Elsiyar Kanagatov khẳng định, tất cả các loại thuốc mà đội tuyển biathlon của nước này có đều không thuộc danh mục bị cấm. |