Biến đổi khí hậu và chiến tranh đe dọa an ninh lương thực
- ADB chi cực khủng đối phó với biến đổi khí hậu
- Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu sẽ về đâu?
- Mỹ sẽ rút khỏi Thoả thuận Paris về chống biến đổi khí hậu
Cụ thể, theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, 1/5 số người ở châu Phi và 12% ở châu Á đang đói; 52 triệu trẻ em không đủ cân nặng, chiều cao; và 1/3 số người ở Đông Phi bị suy dinh dưỡng. Số người bị đói kém tăng khoảng 38-815 triệu vào năm 2016, chiếm 11% dân số toàn cầu.
Các phát hiện cũng chỉ ra rằng an ninh lương thực đã trở nên trầm trọng hơn ở một số nơi hòa bình trong bối cảnh kinh tế suy thoái, trong khi 13% người trưởng thành đang chống chọi với bệnh béo phì.
Báo cáo của Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc cho biết: "Những ước tính gần đây là dấu hiệu cảnh báo rằng để đạt được mục tiêu của một thế giới không có nạn đói và suy dinh dưỡng vào năm 2030 sẽ là một thách thức. Những hiện tượng suy thoái đã được ghi nhận đáng chú ý nhất trong các tình huống xung đột, thường là do hạn hán và lũ lụt liên quan đến hiện tượng El Nino".
Hơn một nửa số người đói khát sống trong các khu vực bị ảnh hưởng bởi xung đột bạo lực đã làm tê liệt nền nông nghiệp địa phương và hạn chế việc tiếp cận nguồn cung cấp thực phẩm, trong đó các quốc gia châu Phi là những nơi bị ảnh hưởng tồi tệ nhất.
Nạn đói được tuyên bố đầu năm nay ở Nam Sudan, trong khi Nigeria, Somalia và Yemen phải chịu cảnh thiếu lương thực. Tình trạng suy dinh dưỡng gia tăng cũng là hậu quả của việc giá lương thực hồi phục từ mức thấp nhất trong 7 năm, thậm chí dù ngũ cốc toàn cầu bội thu.
Theo báo cáo, một số nước phụ thuộc nặng nề vào việc vận chuyển hàng hóa đã có sự sụt giảm trong xuất khẩu cũng như thu nhập tài chính trong những năm gần đây do giá dầu và khoáng sản thấp hơn. Điều đó làm ảnh hưởng đến khả năng cung cấp thực phẩm và khả năng bảo vệ các hộ nghèo khi giá thực phẩm trong nước cao hơn.
Mặc dù số người thiếu dinh dưỡng trên toàn thế giới đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2008, nhưng vẫn thấp hơn 14% so với mức cao nhất năm 2003. Theo Chương trình nghị sự Phát triển bền vững năm 2030, các nhà lãnh đạo thế giới đã cam kết cố gắng loại trừ nạn đói và suy dinh dưỡng vào năm 2030. Báo cáo cũng đã được chuẩn bị bởi Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế của Liên Hiệp Quốc, Chương trình Lương thực Thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc.