Triển khai điểm trung chuyển hàng hoá phục vụ người dân
- Hàng hóa dồi dào, không tăng giá trong thời gian giãn cách xã hội
- Hàng hoá dồi dào, khuyến cáo người dân không mua tích trữ
Theo đó, thay vì nhận những gói quà tặng nhu yếu phẩm, việc này sẽ giúp người dân chọn lựa được những món đang thiếu trong gia đình. Về hệ thống bán lẻ, hiện tại, các hệ thống này đang hoạt động hết công suất. Thành phố đã huy động lực lượng các đơn vị logistic tham gia hỗ trợ các chuỗi bán lẻ hàng hoá cho các khu phố, nơi có chợ truyền thống bị tạm ngưng hoạt động.
Đối với chương trình bán hàng bình ổn lưu động, trong ngày 12/7 đã tăng cường lên 30 xe hỗ trợ bán hàng lưu động theo đề nghị của từng quận, huyện khi có nhu cầu. Các món hàng trên xe gồm thực phẩm được lấy từ các nhà máy thông qua Hiệp hội Lương thực thực phẩm và nguồn cung ứng rau, củ, quả từ các tỉnh. Sở Công thương cho biết sẽ nâng số lượng xe mỗi ngày thông qua việc huy động lực lượng tình nguyện viên địa phương.
Cũng theo Sở Công thương, ngày 12/7, doanh nghiệp Viettel đã đưa vào hoạt động 32 điểm bán hàng cho người dân, góp phần hỗ trợ các điểm bán lẻ trên địa bàn. Dự kiến, trong thời gian tới, các chuyến xe của Viettel sẽ đi khắp các tỉnh thành và mang theo hàng hoá về cung ứng cho TP Hồ Chí Minh.
Đại diện Sở Công thương TP Hồ Chí Minh khẳng định không thiếu thực phẩm tươi sống phục vụ người dân trong thời gian thực hiện chỉ thị 16. |
Thành phố cũng đã triển khai điểm trung chuyển hàng hoá tại bãi container bên cạnh chợ đầu mối Thủ Đức với điều kiện hoạt động nghiêm ngặt. Đây sẽ là nơi tập trung rau, củ, quả, thuỷ hải sản từ các tỉnh, thành trước khi được chia nhỏ để cung ứng cho các điểm bán lẻ trên địa bàn Thành phố. Vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch, vừa đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân trên địa bàn.
Tại cuộc họp cung cấp thông tin tuyên truyền phòng chống dịch COVID-19 vào chiều 12/7, ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó GĐ Sở Công thương TP Hồ Chí Minh cũng cho biết, tính đến 12/7 có 68 chợ trên địa bàn TP trong tổng số 273 chợ (trong đó có cả 3 chợ đầu mối) đã ngưng hoạt động. Ngoài ra còn có 4 siêu thị khác cũng ngưng hoạt động do liên quan tới các ca nhiễm COVID-19.
Từ việc trên dẫn tới tình hình thực tế là ở một số chợ bán thực phẩm tươi sống có hiện tượng nâng giá cả. Nguyên nhân do tình hình dịch bệnh COVID-19, các địa phương vùng ven thành phố Hồ Chí Minh, nhất là các vùng nguyên liệu cung ứng thực phẩm bị ảnh hưởng, đặc biệt trong việc vận chuyển về thành phố do phải thông qua các chốt trạm kiểm soát trong nội đô được thành lập khá nhiều.
Tuy nhiên, theo ông Phương khẳng định, tình hình thực phẩm tại các siêu thị lớn là tạm ổn, kho dụ trữ tại siêu thị đủ cung ứng cho nhu cầu của người dân. Ngoài ra, TP cũng huy động các cửa hàng thực phẩm nhỏ lẻ, cửa hàng tiện lợi (qui mô nhỏ) tham gia vào hệ thống cung ứng. Do đó sẽ không có chuyện thiếu hàng hoá cho người dân.
Liên quan tới việc phản ánh của người dân là một số siêu thị có hiện tượng tăng giá, ông Phương khẳng định, các hệ thống phân phối lớn cạnh tranh rất quyết liệt nên việc tự động tăng giá tại các hệ thống này là không có. Chỉ có một số sản phẩm thực phẩm nhập khẩu, thực phẩm cao cấp Organic cho nhu cầu tiêu dùng cao cấp hơn nên trong thiết kế bao bì, công bố giá sản phẩm không phù hợp nên người dân có thể bị nhầm lẫn cho rằng các loại hàng hoá trong siêu thị bị tăng giá.
Sở Công thương có phối hợp với lực lượng QLTT, kiểm tra nghiêm ngặt việc này nếu phát hiện những đối tượng vào siêu thị vào mua số lượng hàng lớn thì trước hết được nhắc nhở, sau đó nếu không chấp hành thì mời lực lượng QLTT vào hỗ trợ và xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, tích trữ tự ý nâng giá hàng hoá.