Ô tô Việt Nam hướng đến 80% tỷ lệ nội địa hóa
- Công nghiệp ô tô Việt Nam “rơi với tốc độ tên lửa”
- Cần có chính sách thuế, phí hợp lý cho thị trường ôtô Việt Nam
Theo đó, công nghiệp ô tô sẽ tập trung vào các việc hình thành doanh nghiệp qui mô lớn, thu hút và tập trung các chính sách ưu đãi, hỗ trợ các doanh nghiệp có Dự án đầu tư sản xuất các dòng xe ưu tiên có quy mô công suất trên 50.000 xe/năm và dự án sản xuất các bộ phận động cơ, hộp số, cụm truyền động.
Đối với xe chở người đến 9 chỗ ngồi sẽ tập trung vào phát triển các sản phẩm xe con phù hợp với người Việt Nam và xu hướng phát triển xe con của thế giới (xe thân thiện môi trường: eco car, hybrid…) gồm xe cá nhân, kích thước nhỏ, tiêu thụ ít năng lượng, thân thiện với môi trường và giá cả phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam.
Riêng xe tải và xe khách, ngành tập trung vào phát triển các chủng loại sản phẩm sản xuất trong nước có lợi thế và các sản phẩm phục vụ nông nghiệp, nông thôn; các loại xe chuyên dùng, xe tải nhỏ đa dụng phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn; xe khách tầm trung và tầm ngắn; xe chở bê tông, xi téc và đặc chủng an ninh - quốc phòng; xe nông dụng đa chức năng.
Bộ Công Thương cũng lưu ý đến việc tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp lớn nước trong và ngoài trong việc sản xuất linh kiện và phụ tùng.
Tập trung vào các bộ phận quan trọng, hàm lượng công lượng công nghệ cao để phục vụ nhu cầu của thị trường trong nước, thay thế xe nhập khẩu, tiến tới xuất khẩu. Phấn đấu tỷ lệ nội địa hóa đến năm 2020 đạt 60% đối với một số dòng xe và đến năm 2035 đạt đến 80% tỷ lệ nội địa hóa xe do Việt Nam sản xuất.
Được biết, đến năm 2015, cả nước đã có trên 400 doanh nghiệp tham gia sản xuất ô tô với quy mô vừa và nhỏ, với tổng công suất lắp ráp thiết kế đạt khoảng 460.000 xe/năm, gồm hầu hết các chủng loại xe con, xe tải và xe khách. Bước đầu đã hình thành nên một ngành công nghiệp hỗ trợ, cung cấp một số phụ tùng cho sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.