Góp phần ổn định phát triển kinh tế ở địa phương, đảm bảo ANTT và quyền lợi của người tiêu dùng
- Chống buôn lậu vùng biên những ngày cuối năm
- Tăng cường kiểm soát, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận xăng dầu
Báo cáo của Ban Thường trực Chỉ đạo 13 tỉnh Tây Nam Bộ nêu rõ: Trong năm 2017, tình hình buôn lậu trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ còn diễn biến phức tạp, với phương thức, thủ đoạn hoạt động tinh vi, có tổ chức. Mặt hàng nhập lậu chủ yếu là thuốc lá, đường cát, xăng dầu, ngoài ra còn có các mặt hàng khác như quần áo cũ, vải khúc, mỹ phẩm, bánh kẹo, bia rượu, hàng điện tử và điện lạnh đã qua sử dụng... ,cũng được các đối tượng buôn lậu đưa qua biên giới vào nội địa tiêu thụ.
Đồng chí Đàm Thanh Thế, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia. |
Để đối phó với lực lượng chức năng,đối tượng buôn lậu cử người canh gác, báo tin cho nhau; thường xuyên thay đổi địa điểm, phương tiện nhận hàng, sử dụng các hóa đơn quay vòng và các bộ hồ sơ bán hàng phát mại. Trong quá trình tổ chức hoạt động, đối tượng gắn trách nhiệm bồi thường hàng lậu với người vận chuyển, vì thế khi bị các lực lượng chức năng bắt giữ, thường gặp phải sự chống đối rất quyết liệt. Trong thị trường nội địa, tình hình vận chuyển hàng cấm, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ cũng diễn biến phức tạp, tập trung vào các vi phạm về an toàn thực phẩm, phân bón giả...
Trong năm 2017, các tỉnh Tây Nam Bộ đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia và các chỉ đạo khác của Trung ương. Cụ thể, đã và tiếp tục triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTG về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá; kế hoạch Công tác năm 2017 của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia; kế hoạch chống buôn lậu xăng dầu. Công tác thông tin báo cáo, công tác tuyên truyền, xây dựng thể chế và công tác phối hợp với các tỉnh, lực lượng chắc năng cũng được tiến hành thường xuyên. Kết quả kiểm tra, xử lý từ ngày 15-12-2016 đến ngày 15-11-2017 đã phát hiện và bắt giữ trên 25 nghìn vụ việc, thu nộp ngân sách Nhà nước trên 250 tỷ đồng.
Quang cảnh Hội nghị giao ban. |
Tại Hội nghị giao ban, các đại biểu đã chỉ ra một số mặt còn tồn tại, hạn chế của Ban Chỉ đạo 389 địa phương như chưa bám sát công tác kiểm tra, đôn đốc; công tác nắm tình hình địa bàn trọng điểm; công tác chia sẻ, phối hợp, trao đổi thông tin giữa các lực lượng chức năng còn hạn chế. Những xung đột về pháp lý trong xử lý hành vi vận chuyển, mua bán thuốc lá điếu nhập lậu dẫn đến tồn đọng nhiều vụ bắt giữ lá thuốc lá không khởi tố, xử lý hình sự; cơ chế về kinh phí hỗ trợ lực lượng chức năng trong công tác chống buôn lậu; cơ chế trích thưởng cho việc người dân cung cấp thông tin chính xác về hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả chưa khuyến khích được người dân tố giác buôn lậu....
Các đại biểu dự Hội nghị. |
Những tháng cuối năm 2017, Ban Chỉ đạo 389 các địa phương cần chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn tiếp tục thực hiện đợt cao điểm chống buôn lậu trên tuyến biên giới; trong nội địa kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn hàng gian, hàng giả và kém chất lượng...