Đánh giá lại quy mô GDP là yêu cầu cấp thiết

Thứ Sáu, 16/08/2019, 09:58
Ngày 16-8 tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê đã thông tin với báo chí về việc đánh giá lại quy mô tổng sản phẩm trong nước (GDP).

Theo ông Nguyễn Bích Lâm- Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, hiện nay TCTK đang tiến hành “ đánh giá lại quy mô GDP”. Đánh giá lại quy mô GDP không phải là cách tính mới, nhằm tính đúng, tính đủ và tính so sánh theo các năm. Cách tính GDP của Việt Nam hiện nay theo thông lệ quốc tế. 

Đánh giá lại quy mô GDP không phải là cách tính mới, nhằm tính đúng, tính đủ và tính so sánh theo các năm.

Đánh giá lại quy mô GDP là nhiệm vụ cần thiết nhằm đảm bảo theo thông lệ quốc tế; nguồn thông tin đầu vào phục vụ biên soạn chỉ tiêu GDP hàng năm chưa đầy đủ; Đánh  giá lại quy mô GDP lúc này là đúng thời điểm. GDP là chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng. 

Việc đánh gía lại quy mô GDP nhằm phản ánh xác thực quy mô, năng lực của nền kinh tế, nâng cao vị thế kinh tế của đất nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy việc đánh giá đúng quy mô và tốc độ tăng chỉ tiêu GDP của toàn bộ nền kinh tế và GRDP của địa phương có ý nghĩa rất quan trọng, đảm bảo tính đầy đủ về quy mô và so sánh quốc tế.

Trong bối cảnh Việt Nam đang xây dựng Chiến lược phát triển KTXH 10 năm 2021-2030 và Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025, việc đánh giá lại quy mô GDP vào thời điểm này sẽ giúp đưa ra những định hướng đúng cho phát triển đất nước trong 10 năm tới và cụ thể hoá cho giai đoạn 5 năm 2021-2025.

Phạm vi đánh giá lại quy mô GDP: Thực hiện đánh giá lại quy mô GDP chỉ xem xét, rà soát các hoạt động kinh tế thuộc phạm vi sản xuất theo quy định của Việt Nam, không đề cập tới các hoạt động kinh tế ngầm và kinh tế bất hợp pháp.

Mỗi công đoạn trong quá trình tổng thể đều được thực hiện các bước cụ thể: rà soát, đánh giá lại thông tin đầu vào; cập nhật các chỉ tiêu đầu vào; biên soạn lại các chỉ tiêu đầu ra; kiểm tra so sánh dãy số liệu với các số liệu đã công bố; tổng hợp kết quả và giải trình. Nguồn thông tin sử dụng đánh giá lại quy mô GDP của Việt Nam chủ yếu dựa vào Tổng điều tra (TĐT) và hồ sơ hành chính của các Bộ, ngành địa phương. 

Hiện nay tất cả các quốc gia trên thế giới đều cần phải rà soát đánh giá lại tốc độ tăng trưởng GDP của mình. Đối với một quốc gia có tốc độ thay đổi nhanh như Việt Nam thì việc này sẽ khó khăn hơn. 

Việc đánh giá lại quy mô GDP sẽ không tác động đến mục tiêu tăng trưởng GDP trong kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội do tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm có sự thay đổi rất nhỏ. Đánh giá lại quy mô GDP làm thay đổi cơ cấu GDP: tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. Quy mô GDP và GDP bình quân đầu người tăng lên có thể làm tăng đóng góp của Việt Nam cho các tổ chức quốc tế mà hiện nay Việt Nam đang là thành viên.

Theo ông Emnanuel Manolikakis, chuyên gia tư vấn của IMF cho rằng, đối với các quốc gia đang phát triển thì thách thức lớn nhất là làm sao có thể nắm bắt được tất cả các số liệu của các doanh nghiệp một cách kịp thời và đầy đủ, trong khi các doanh nghiệp này đang phát triển với tốc độ khá nhanh.

 Đối với Việt Nam, vấn đề lớn nhất chính là sự thay đổi rất nhanh về cơ cấu kinh tế, với nền kinh tế mới và đang phát triển, số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất lớn. Ngoài ra, kinh tế hộ gia đình cũng rất khó để có thể nắm bắt được số liệu thống kê một cách kịp thời và đầy đủ. 




Lưu Hiệp
.
.
.