Chuyển Công an xử lý nhiều vụ việc kinh doanh đa cấp không phép
- Vi phạm kinh doanh đa cấp sẽ bị phạt đến 200 triệu đồng
- Phát triển lành mạnh và ổn định ngành bán hàng đa cấp
- Thanh tra nhiều doanh nghiệp kinh doanh đa cấp
Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, năm 2019 đánh dấu nhiều chuyển biến của ngành bán hàng đa cấp, từ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) đến việc xây dựng và thực thi pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước. Trong đó, công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp tại Việt Nam đã có nhiều kết quả tích cực.
Ông Trịnh Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, cho hay đến nay hoạt động bán hàng đa cấp về cơ bản đã được chấn chỉnh. |
Tính đến hết tháng 8-2020, cả nước chỉ còn 21 DN bán hàng đa cấp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, giảm 30% so với năm 2018. Trong năm 2019, cả nước có 3 DN bán hàng đa cấp được cấp giấy chứng nhận hoạt động, 12 DN chấm dứt hoạt động. Cả nước có hơn 1,1 người tham gia bán hàng đa cấp, giảm khoảng 12% so với năm 2018. Tuy nhiên, tổng doanh thu bán hàng lại tăng hơn 16%, là 12.575 tỷ đồng. Các DN đã nộp hơn 1.661 tỷ đồng tiền thuế.
Cũng trong năm 2019, Bộ Công Thương đã tiếp nhận khoảng 100 lượt đơn khiếu nại, kiến nghị, tố cáo… liên quan đến những người tham gia hệ thống bán hàng đa cấp. Chuyển cơ quan Công an có thẩm quyền xử lý đối với đơn thư phản ánh dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, kinh doanh đa cấp không phép.
Ông Trịnh Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, cho hay đến nay hoạt động bán hàng đa cấp về cơ bản đã được chấn chỉnh, số lượng vụ việc vi phạm và những vấn đề phát sinh từ bán hàng đa cấp đã giảm, không còn nhiều trường hợp nghiêm trọng như những năm trước. T
Trong năm 2019, sau thanh tra, Bộ Công Thương đã xử phạt 4 DN vi phạm với tổng số tiền phạt là 1,81 tỷ đồng, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp của 1 DN do vi phạm nghiêm trọng.