Cần các giải pháp đồng bộ tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh
- Nhiều bất cập trong văn hóa, đạo đức kinh doanh thời 4.0
- Thượng đỉnh kinh doanh: Việt Nam có khát vọng trở thành quốc gia thịnh vượng
- Bàn giải pháp cho các bất cập trong văn hóa, đạo đức kinh doanh thời 4.0
Tại Báo cáo Doing Business 2019, chỉ số khởi sự kinh doanh của Việt Nam đã có bước tiến đáng kể. Cụ thể, đánh giá đạt 84,82/100 điểm, đứng thứ 104, như vậy tăng 2,6 điểm và vươn lên 19 bậc so với năm 2017.
Nổi bật, trong số 3 cải cách về môi trường kinh doanh của Việt Nam được Ngân hàng Thế giới ghi nhận trong năm 2018, có 2 cải cách thuộc chỉ số khởi sự kinh doanh, và cụ thể là trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh, đó là: cho phép đăng công bố thông tin đăng ký DN qua mạng điện tử và giảm lệ phí đăng ký DN.
Chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam được đánh giá có sự cải thiện tốt nhất trong giai đoạn 5 năm. |
Theo Ngân hàng Thế giới, quy trình khởi sự kinh doanh ở Việt Nam hiện nay bao gồm 8 bước, được thực hiện trong 17 ngày; trong khi trung bình khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, số bước là 6,8 bước, thực hiện trong 25,9 ngày.
Bên cạnh đó, báo cáo chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ hành chính 2018 do Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính cũng đã ghi nhận đăng ký kinh doanh là lĩnh vực đứng thứ 2 về chi phí tuân thủ thấp nhất (trong số 8 lĩnh vực được đánh giá).
Mặc dù, kết quả đạt được là đáng ghi nhận, tuy nhiên, bà Trần Thị Hồng Minh, Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ KH&ĐT) cho rằng, vẫn cần nhiều nỗ lực hơn nữa để tiếp tục cải thiện chỉ số khởi sự kinh doanh.
Trong đó, Bộ KH&ĐT cần rà soát nguyên nhân làm tăng thời gian xử lý hồ sơ đăng ký DN để thời gian thực hiện thủ tục này là 3 ngày làm việc theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp thay vì 5 ngày như hiện nay.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cần đảm bảo chỉ đạo thực hiện đúng quy định về thời gian mua/tự in hóa đơn VAT theo quy định hiện hành. Nếu quy định hiện hành được thực hiện nghiêm túc, thời gian hoàn thành thủ tục sẽ được rút ngắn từ 10 ngày xuống còn 4 ngày, giúp giảm 6 ngày trong tổng thời gian thực hiện quy trình khởi sự kinh doanh.
Phó Chủ tịch kiểm Tổng thư ký Hội Tư vấn thuế (VTCA) Nguyễn Đình Cư cho biết, tổng số giờ/năm để DN nộp thuế năm 2018 vẫn giữ ở mức 498 giờ/năm, tương đương 41 ngày làm việc. Số thời gian chuẩn bị tài liệu của DN để thực hiện nộp các nghĩa vụ thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế VAT và bảo hiểm xã hội (BHXH) là 457 giờ/năm.
DN Việt nhìn chung mất thời gian lớn để giải quyết các thủ tục về bảo hiểm xã hội với cơ quan thuế với 247 giờ/năm, chiếm gần 50% tổng thời gian DN thực hiện ba nghĩa vụ: Nộp thuế TNDN, thuế VAT và BHXH.
Vì vậy, để cải thiện chỉ số nộp thuế, ông Cư kiến nghị cần hoàn thiện chính sách, đảm bảo đồng bộ, rõ ràng, thống nhất, hạn chế các quy định không gắn với thực tế; phát triển các phần mềm kế toán cung cấp cho DN; đặc biệt là các DN nhỏ và vừa…Triển khai ứng dụng hoá đơn điện tử. Đẩy mạnh các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt có kết nối với ứng dụng quản lý hoá đơn điện tử của cơ quan thuế.
Về lâu dài, cần có sự đầu tư nghiên cứu, đánh giá nghiêm túc về khả năng liên thông điện tử giữa thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký lao động, bảo hiểm xã hội để đơn giản hóa, hiện đại hóa quy trình khởi sự kinh doanh.
Việc liên thông điện tử này không chỉ giúp DN tiết kiệm thời gian gia nhập thị trường mà còn là cơ sở quan trọng góp phần xây dựng Chính phủ điện tử, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động của DN.