CSGT toàn quốc mở cao điểm bảo đảm TTATGT dịp Tết 2022
Đúng 8h sáng 15/10, tại Thuỷ đoàn 1, Cục CSGT (xã Tân Chi, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh), lực lượng CSGT đã ra quân thực hiện cao điểm bảo đảm an toàn giao thông, trật tự xã hội dịp Tết và các lễ hội đầu xuân năm 2022. Đợt cao điểm được thực hiện từ 15/12/2021 - 14/2/2022.
Theo đó, lực lượng CSGT toàn quốc sẽ tăng cường lực lượng tuần tra kiểm soát tập trung tấn công, trấn áp tội phạm trên phạm vi toàn quốc, nhằm bảo đảm đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT), phòng ngừa và làm giảm tai nạn giao thông (TNGT) và ùn tắc giao thông trên cả 3 lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa; bảo vệ tuyệt đối an toàn các hoạt động giao thông vận tải, nhu cầu vui chơi, lễ hội của nhân dân trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Trọng tâm của đợt cao điểm này là tấn công, trấn áp, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, hoạt động xuất nhập cảnh trái phép và các hành vi vi phạm pháp luật trên phạm vi toàn quốc, nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ, đường sắt và đường thủy; phòng ngừa, làm giảm TNGT và ùn tắc giao thông; ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các vụ tụ tập gây rối trật tự công cộng, đua xe trái phép, phục vụ nhu cầu đi lại, vui chơi, lễ hội, vận tải hành khách, hàng hóa của Nhân dân trong dịp cuối năm, đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
Phát biểu giao nhiệm vụ, Thiếu tướng Lê Xuân Đức, Phó Cục trưởng Cục CSGT chủ trì Lễ ra quân đã yêu cầu thủ trưởng các đơn vị và toàn bộ CBCS tập trung cao nhất cả về lực lượng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật để thực hiện nhiệm vụ, tạo sự chuyển bến mạnh mẽ về TTATGT, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, ý thức trách nhiệm của CBCS làm nhiệm vụ làm TNGT trên cả tiêu chí, phấn đấu không để xảy ra tai nạn đặc biệt nghiêm trọng.
Thiếu tướng Lê Xuân Đức cũng yêu cầu toàn lực lượng thực hiện nghiêm Nghị quyết số 128/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; hạn chế thấp nhất số vụ ùn tắc giao thông, nhất là ùn tắc kéo dài, ảnh hưởng đến sự đi lại của nhân dân; không để xảy ra đua xe trái phép, gây mất an ninh, trật tự. Đồng thời, cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trên 3 lĩnh vực công tác: Tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm; đăng ký xe; kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với công tác phòng, chống dịch. Tập trung xử lý các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông…
“CBCS trong lực lượng CSGT phải chấp hành nghiêm túc quy trình công tác, thực hiện nghiêm phòng chống dịch, đảm bảo an toàn cho bản thân, đồng đội và người dân.” – Thiếu tướng Lê Xuân Đức nhấn mạnh.
Phát biểu nhận nhiệm vụ, Thượng tá Phạm Quang Huy, Thuỷ đoàn trưởng Thuỷ đoàn 1 thay mặt lãnh đạo, CBCS các đơn vị lĩnh hội thực hiện nghiêm túc, triển khai nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc mệnh lệnh, nhiệm vụ của lãnh đạo Cục giao; kip thời tham mưu đề xuất các biện pháp thực hiện nhiệm vụ; phối hợp tuyên truyền cho người dân công chấp hành nghiêm quy định, tham gia đảm bảo ATGT; kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm, bình tĩnh, mưu trí, dũng cảm trong các tình huống xảy ra…
Sau Lễ ra quân, CBCS Cục CSGT đã tổ chức TTKS, tuyên truyền, xử lý vi phạm trên cả tuyến đường thuỷ nội địa và tuyến đường bộ.
Trọng tâm của đợt cao điểm là tấn công, trấn áp, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, hoạt động xuất nhập cảnh trái phép và các hành vi vi phạm pháp luật trên phạm vi toàn quốc, nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy; phòng ngừa, làm giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các vụ tụ tập gây rối trật tự công cộng, đua xe trái phép, phục vụ nhu cầu đi lại, vui chơi, lễ hội, vận tải hành khách, hàng hóa của nhân dân trong dịp cuối năm, đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
Cụ thể, trên lĩnh vực giao thông đường bộ, CSGT toàn quốc sẽ huy động và bố trí lực lượng tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông, phòng, chống đua xe trái phép; tập trung vào các hành vi là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn, ùn tắc giao thông, như: Vi phạm về nồng độ cồn, ma túy, chạy quá tốc độ; chở quá tải, quá số người quy định; đón, trả khách không đúng nơi quy định; không có giấy phép lái xe hoặc giấy phép lái xe không hợp lệ; xe hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định..; tăng cường tuần tra, kiểm soát cơ động bằng xe mô tô để xử lý vi phạm quy định về bắt buộc đội mũ bảo hiểm.
Quá trình thực hiện, lực lượng CSGT tăng cường sử dụng hệ thống camera giám sát, cân tải trọng và các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hiện đại đã được trang bị vào việc xử lý vi phạm TTATGT.
Trên lĩnh vực giao thông đường sắt, sẽ bố trí lực lượng phối hợp với chính quyền, Công an các địa phương và ngành đường sắt, tổ chức kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm là nguyên nhân gây tai nạn giao thông tại các đường ngang, lối đi tự mở, vị trí nguy hiểm.
Phối hợp với ngành đường sắt kiểm tra việc chấp hành các quy định về phương tiện giao thông đường sắt được đưa ra sử dụng như: Điều kiện lưu hành của các phương tiện; trang thiết bị thông tin, chỉ dẫn cần thiết trên phương tiện giao thông đường sắt...
Đặc biệt là kiểm tra an toàn kỹ thuật đường ngang được phòng vệ bằng tín hiệu cảnh báo tự động phức tạp về trật tự, an toàn giao thông đường sắt…
Lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa, thời gian trước Tết Nguyên đán, lực lượng CSGT tập trung vào các đối tượng vận tải hàng hóa, hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản, hoạt động vận tải hành khách ngang sông, theo tuyến cố định ở các tuyến vận tải trọng điểm; các cảng, bến trái phép hoặc không đủ điều kiện hoạt động...
Tập trung xử lý vi phạm điều kiện hoạt động của phương tiện; vi phạm các quy định về thuyền viên; người lái phương tiện; về khai thác khoáng sản; vi phạm về cảng, bến, quy định về vận tải hàng hóa, hành khách...; tập trung vào các đối tượng và địa bàn có hoạt động ngang sông, dọc sông, theo tuyến cố định, hoạt động du lịch, lễ hội, vui chơi, giải trí trên đường thủy nội địa.
Các trường hợp tập trung xử lý gồm điều kiện an toàn của bến; điều kiện an toàn kỹ thuật của phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện; chấp hành các quy định về vận tải của người tham gia giao thông.
Thường xuyên bố trí lực lượng ở các bến, các địa bàn trọng điểm ở những thời gian cao điểm về lưu lượng người tham gia giao thông. Kiên quyết đình chỉ các bến, phương tiện không đảm bảo điều kiện an toàn, đặc biệt là không thực hiện đúng quy định về cứu sinh, cứu đắm...