Cần có quy định bảo vệ cán bộ, chiến sĩ Công an trực tiếp đấu tranh chống tham nhũng
Theo báo cáo của Cục CSĐT tội phạm về TTQLKT và CV, từ năm 1993 đến nay, lực lượng Công an đã phát hiện, điều tra 9.960 vụ tham nhũng. Số tiền, tài sản tội phạm tham nhũng gây thiệt hại là 7.558 tỷ đồng. Quy mô các vụ tham nhũng ngày càng lớn và vượt ra khỏi phạm vi một ngành, một địa phương, quốc gia và sử dụng công nghệ cao để che giấu hành vi phạm tội. Lực lượng Công an, trong đó có lực lượng Cảnh sát đã khởi tố điều tra 6.763 vụ, 13.892 bị can phạm các tội về kinh tế, trong đó có 2.029 vụ, 4.007 bị can phạm tội tham nhũng. Đáng chú ý, có cả cán bộ có chức vụ cao trong cơ quan quản lý Nhà nước bị khởi tố về các tội tham nhũng, trong đó có 1 bộ trưởng, 5 thứ trưởng, 14 chủ tịch và phó chủ tịch UBND tỉnh, hàng trăm vụ trưởng, tổng giám đốc… bị xử lý hình sự.
Tại hội thảo, phần lớn các ý kiến cho rằng, cần thu hẹp diện người có nghĩa vụ phải kê khai tài sản; xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu khi cơ quan, đơn vị xảy ra tham nhũng. Về nguyên tắc xử lý tài sản tham nhũng cần quy định rõ "người đưa hối lộ do ép buộc mà chủ động khai báo trước khi bị phát hiện thì được trả lại tài sản đã dùng hối lộ". Nhiều ý kiến góp ý việc khen thưởng người có thành tích trong phát hiện, tố cáo tham nhũng và bảo vệ người tố cáo tham nhũng, nâng cao vai trò cơ quan báo chí trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Các ý kiến cũng đề nghị cần thành lập ủy ban chống tham nhũng, ở TW thì ủy ban này thuộc Quốc hội hoặc Chính phủ; ở địa phương trực thuộc HĐND…
Đáng chú ý, nhiều ý kiến nêu rõ cần có quy định bảo vệ cả những người trực tiếp tham gia đấu tranh chống tham nhũng, nhất là cán bộ, chiến sĩ lực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT và CV trong cuộc đấu tranh này. Các ý kiến góp ý về Dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng được Tổng cục Cảnh sát tập hợp để chuyển đến cơ quan chức năng xem xét, nghiên cứu