Chống dịch nhưng không cứng nhắc, “ngăn sông cấm chợ”
- CSGT dùng xe đặc chủng chạy 40km chở thí sinh quên thẻ dự thi
- Đêm trắng đẫm mồ hôi tại những chốt phòng, chống dịch
- Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn đồng hành, hỗ trợ TP Hồ Chí Minh trong chống dịch
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Cục CSGT vừa tiếp tục có công văn chỉ đạo CSGT toàn quốc thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia, Ban Chỉ đạo Bộ Công an và Chính quyền địa phương về phòng, chống dịch COVID-19 và thực hiện “mục tiêu kép” phòng chống dịch hiệu quả đồng thời phát triển kinh tế, chăm lo đời sống, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Theo đó, Cục CSGT yêu cầu CBCS làm nhiệm vụ tuyệt đối không được chủ quan, lơ là; quá trình tham gia phối hợp với các lực lượng chức năng khác trong phòng chống dịch, nhất là kiểm soát người, phương tiện đi/đến từ các vùng dịch phải linh hoạt, đảm bảo thông thương hàng hóa, cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho người dân và khu vực cách ly.
Đặc biệt, tránh cứng nhắc gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến đứt gãy các chuỗi cung ứng, sản xuất và bức xúc cho người dân, nhất là tại thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương lân cận.
CSGT bám chốt chống dịch |
Ngoài ra, CSGT các đơn vị, địa phương trong quá trình làm nhiệm vụ, tiếp tục phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả với các loại tội phạm lợi dụng tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 để hoạt động phạm tội, nhất là đối với các hành vi cướp, trộm cắp, buôn bán, vận chuyển trái phép các mặt hàng thiết yếu trong phòng, chống dịch, bệnh; lừa đảo bằng hình thức gọi điện thoại thông báo người dân có biên lại “phạt nguội” để lấy thông tin cá nhân, mã OTP...
CSGT bám chốt phòng, chống dịch COVID -19, hướng dẫn lái xe chở hàng hoá đi lại an toàn |
Bên cạnh đó, Cục CSGT cũng yêu cầu tùy vào thực tiễn tuyến, địa bàn, Phòng CSGT Công an các địa phương chủ động báo cáo Ban Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham mưu, báo cáo cấp ủy, chính quyền địa phương có cơ chế, chính sách phòng, chống dịch phù hợp, nhất là trong quản lý hoạt động vận tải, kể cả vận chuyển hành khách, công nhân, hàng hóa, nguyên liệu sản xuất, lương thực, thực phẩm...
Đồng thời, có sự trao đổi với các địa phương liên quan để thống nhất thực hiện các giải pháp quản lý, điều hành phân luồng giao thông bảo đảm kiểm soát hiệu quả nguồn lây bệnh nhưng không “ngăn sông cấm chợ”, không để ách tắc trên các tuyến giao thông, gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống người dân.
Chủ động phối hợp với các đơn vị thuộc ngành Giao thông vận tải, ngành Công thương có phương án rút ngắn thời gian làm các thủ tục kiểm tra tại các chốt, trạm kiểm soát phương tiện vận chuyển và người áp tải hàng hóa khi có đủ giấy tờ phòng, chống dịch theo quy định. Bên cạnh tạo “luồng xanh”, có phương án tạo luồng ưu tiên hàng hóa để các phương tiện vận chuyển, lưu thông hàng hóa thiết yếu giữa các địa phương trong và ngoài vùng có dịch được lưu thông nhanh nhất, kịp thời phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân.