Sự cạnh tranh giữa CIA và FBI
- Tổng thống Mỹ lên tiếng trước lời buộc tội của CIA nhằm vào Thái tử Saudi
- FBI đã tiến hành gián điệp với chiến dịch tranh cử Tổng thống của ông Trump
- FBI và kẻ “tội đồ” Boston
Vậy, xung đột giữa hai cơ quan tình báo Hoa Kỳ phát sinh như thế nào? Nó tạo thành những hậu quả xấu gì? Liệu nó có giảm bớt không?
Giám đốc CIA cao cấp ngã ngựa vì FBI
Giám đốc CIA David Petraeus có một tương lai vô cùng sán lạn: Một vị tướng 4 sao, là tiến sĩ khoa quan hệ công chúng của Đại học Princeton. Ông ta từng giải quyết được hai vấn đề khó của Mỹ ở Iraq và Afghanistan, từng chỉ huy lực lượng Mỹ tại Afghanistan, tương lai có khả năng tham gia tranh cử thượng nghị sĩ. Nhưng tất cả đột ngột kết thúc sau khi bị điều tra về việc có quan hệ ngoại tình.
Giám đốc FBI, Christopher A. Wray. |
Người đầu tiên điều tra tướng Petraeus là một nhân viên của FBI tên là Frederick Humphreys. Ông ta được người bạn là Jill Kelly đưa cho một bức thư nặc danh. Nội dung bức thư là "Hãy tránh xa Petraeus" mà người gửi bức thư đó sau khi điều tra chính là nữ diễn viên Paula Yousef, đã ngoại tình với Petraeus. Trong quá trình điều tra, một loạt các mối quan hệ phức tạp bắt đầu lộ ra, cuối cùng màn diễn là Giám đốc CIA bị đổ vì bê bối thông qua điều tra của một nhân viên FBI.
Khác và giống nhau
Trong con mắt của công chúng, điệp viên CIA và đặc vụ FBI trong các phim ảnh đã gây được ấn tượng vừa cao siêu vừa thần bí. Những người này giám sát, nghe lén, theo dõi và phát hiện... đều có phản ứng nhạy bén, hình như việc gì cũng có thể làm được? Công việc của họ được tiến hành bí mật chỉ khi kết quả được đưa ra ánh sáng thì công chúng mới biết đến tình tiết của sự việc.
Đặc vụ của FBI thích lý tính cụ thể, không thích trừu tượng và tưởng tượng theo đuổi thứ có thể đong đếm được. Đối với FBI, thước đo của thành công là bắt được người và phá được án.
Ngược lại, điệp viên của CIA theo đuổi tự do, tuy có sự quản lý nhưng cũng rất ít tuân thủ. Họ tập trung vào sự phát triển linh hoạt và sự bồi dưỡng lâu dài của mối quan hệ tình báo. Thước đo của thành công là sự dự đoán chính xác các tin tức tình báo.
Khi tuyển người, FBI coi trọng quy tắc, yêu cầu không có tiền án tiền sự. Thông qua một loạt các loại thử nghiệm bao gồm cả trắc nghiệm bản năng, trắc nghiệm nói dối. Nhân tài đặc vụ đa số được chọn từ các cơ quan thực thi pháp luật, quân đội, các trường cao đẳng của các tiểu bang trong nước Mỹ, với sứ mệnh là bắt kẻ xấu tống vào ngục.
Còn đối với CIA là người đủ 18 tuổi, có văn bằng tốt nghiệp đại học, biết ít nhất một ngoại ngữ không cần thiết phải qua nhiều các cuộc trắc nghiệm bản lĩnh. Họ chủ yếu giúp chính phủ Mỹ nhanh chóng biết được chính sách của nước khác sẽ thực thi và sắp thực thi có uy hiếp đến an ninh của nước Mỹ hay không?
Chuyên gia phân tích của CIA Jim Simon nói: "Đặc vụ của FBI và điệp viên CIA không thích cộng tác với nhau vì họ thực sự là hai loại người khác nhau, điều này dẫn đến những khó khăn trong giao tiếp".
Chuyên gia tình báo John Parker nói: "Nếu hình tượng một chút mà nói, FBI cần phải thông qua sự chấp hành pháp luật để hoàn thành nhiệm vụ thì CIA đôi khi lại vi phạm pháp luật để hoàn thành nhiệm vụ".
Sự khác biệt sứ mệnh rất lớn giữa hai cơ quan dẫn đến thu hút hai loại người khác nhau và trong quá trình chấp hành nhiệm vụ dần dần tạo ra hai cơ chế văn hóa khác nhau.
Cơ chế văn hóa là bản chất của sự xung đột
Ông John Vincent công tác ở bộ phận chống khủng bố của FBI trong 27 năm, là một người có kinh nghiệm rất phong phú, ông nói: "Nhìn lại quá khứ thì cơ chế văn hóa là nguồn gốc hoạt động không giống nhau của hai cơ quan".
Phù hiệu của FBI và CIA. |
Động lực của FBI là xem xét các manh mối có thể để điều tra mà không nghi ngờ và suy đoán, nhưng đối với CIA, nghi ngờ và suy đoán lại là "nhiên liệu" để họ tiến hành công việc. CIA chú trọng nhiều hơn sự liên hệ với thực tế, họ thu thập các mẩu thông tin tình báo rồi tổng hợp thành một bức tranh của sự việc.
Nhân viên CIA rất chú trọng bảo vệ "người cung cấp thông tin" bởi vì những người này nắm được những tin tức tình báo quan trọng. CIA không bao giờ tiết lộ tin tức tình báo với bất cứ người ngoài nào. Yêu cầu của họ là người biết càng ít thì càng an toàn. Đây cũng là nguyên nhân đầu tiên làm cho CIA và FBI không thể hợp tác với nhau được.
Nhìn lại thời gian 3 năm trước khi xảy ra "sự kiện 11-9" tức là năm 1998, CIA cung cấp cho FBI một mẩu tin tình báo và mẩu tin này lại bị nhấn chìm trong hàng ngàn vạn tin tức của FBI. Nội dung của mẩu tin này là "Có một nhóm khủng bố Arab đang lên kế hoạch điều khiển một máy bay chứa đầy thuốc nổ đâm vào trung tâm thương mại thế giới”.
Lý do tin tình báo bị nhấn chìm là bởi nó không có chứng cớ về kế hoạch của bọn khủng bố, cũng không có bất cứ thực địa nào để điều tra và lại càng không rõ nguồn gốc. Đối với CIA mà nói, cung cấp một số nội dung bằng chứng là điều không thể, vì như vậy sẽ làm hại đến năng lực tình báo của họ. Còn đối với FBI, một tin tức không chứng minh được nguồn gốc thì đó chỉ là một dự đoán mơ hồ và không thể sử dụng.
Cơ chế văn hóa khác biệt của hai cơ quan đã phản ánh đầy đủ trong việc làm của họ. Không nghi ngờ gì nữa, tin tình báo này đã không hề phát sinh ra việc điều tra để chống bọn khủng bố và sự cố" 11-9" đã xảy ra.
Quốc hội Mỹ đã nhiều lần hô hào cải cách cơ cấu tình báo nhưng sự bất đồng về cơ chế văn hóa của CIA và FBI làm cho sự hợp tác đến nay vẫn khó tiến bộ. Người ta mong muốn FBI và CIA cùng tạo ra một loại cơ chế văn hóa cộng hưởng, ở cơ chế văn hóa này hai bên cùng hưởng tin tức tình báo, cùng nhau hợp tác? Ít nhất là đến nay chưa có dấu hiệu gì khả quan.
Đối với người ngoài cuộc, muốn thúc đẩy hai cơ quan hợp tác thì cao tầng lãnh đạo là rất quan trọng: Có thể loại bỏ một số pháp luật trở ngại, xây dựng công nghệ kỹ thuật cao để thay đổi mối quan hệ nhưng sự tồn tại khác biệt lớn về cơ chế văn hóa của hai bên không thể giản đơn loại bỏ được bởi vì nó chỉ là cách thức nhìn thế giới của họ không đồng phương thức.
Ngày nay, nhiều chuyên gia cho rằng, nếu coi nhẹ sự khác biệt về cơ chế văn hóa của hai cơ quan thông qua hợp nhất cơ cấu hoặc thành lập một cơ quan mới để bảo vệ an toàn cho nước Mỹ sẽ đặt nước Mỹ vào tình trạng nguy hiểm. Cho nên, đến bây giờ các nhà lãnh đạo cao tầng nước Mỹ không thể mạo hiểm để cho CIA và FBI hợp nhất lại và FBI vẫn như cũ, thuộc quản lý của Bộ Tư pháp, CIA tiếp tục chịu sự chỉ đạo trực tiếp của tổng thống Mỹ.
Sự cắn xé nội bộ gây tổn thương
Trong lịch sử nước Mỹ, sự xung đột cơ chế văn hóa giữa FBI và CIA dẫn đến những tai hại nghiêm trọng, ngoài sự kiện "11-9" còn có hai sự kiện điển hình nữa.
Giám đốc CIA, Gina Haspel. |
Tổng thống Kennedy bị ám sát do CIA coi thường nguồn tin tình báo của FBI.
Một số nhà sử học nước Mỹ cho rằng "có vấn đề trong liên lạc" giữa FBI và CIA đã tạo thành vụ ám sát tổng thống Kennedy năm 1963. Sau sự kiện này, việc điều tra chân tướng sự việc không thu được kết quả là do sự đấu đá giữa hai cơ quan. Tâm điểm của sự kiện này đặt lên người điệp viên Liên Xô đào ngũ Tymoshenko, FBI và CIA phát sinh xung đột vì Tymoshenko không trung thành.
Tymoshenko nói rằng hung thủ Lee Oswald, kẻ ám sát John Kennedy đã được KGB theo dõi nhưng không bao giờ chiêu mộ anh ta. Vấn đề này rất quan trọng, bởi vì nói KGB và Lee Oswald liên lạc với nhau sẽ có hàm ý rằng Liên Xô cũng có dính líu đến vụ ám sát ông Kennedy. Lúc này, FBI đã khống chế một điệp viên Nga đào tẩu có biệt danh là “Fedora” để chứng thực lời nói của Tymoshenko.
Nhưng điều phức tạp là cuối cùng “Fedora” bị cho là gián điệp hai mang của Liên Xô mà trong đó CIA đã có lần chứng minh được rằng Tymoshenko đã nói dối trong vấn đề Oswald. Do vậy, cuộc xung đột đã xảy ra giữa hai cơ quan tình báo Hoa Kỳ về sự trung thành của điệp viên Liên Xô đào tẩu. Cục Điều tra liên bang cho rằng lời nói của Tymoshenko là đúng sự thật, còn Cục tình báo trung ương thì cho rằng anh ta nói dối để bảo vệ Moscow.
Năm 1970, FBI và CIA thông qua nhân chứng từ các nguồn khác nhau để chứng minh các phán đoán của mình. Khi xung đột đạt đến đỉnh cao thì cục trưởng FBI lúc bấy giờ là Hoover gọi điện cho tổng thống Nixon hỏi ông đánh giá thế nào về báo cáo điệp viên Oleg Lyalin mới chiêu mộ được của FBI£¨Oleg Lyalin là điệp viên KGB hoạt động ở London.)
Ông Nixon đã trả lời rằng ông không nhận được báo cáo nào cả. Ông Hoover lúc này mới phát hiện ra rằng ngay cả những phản gián của CIA cũng có những thông tin sai lệch. Hoover vô cùng tức giận. CIA luôn tìm cách làm giảm giá trị các nguồn tin của FBI.
Vụ "Bê bối Watergate”
Mối quan hệ bí hiểm giữa CIA và FBI trong vụ “Watergate” cũng đã được làm rõ.
Tháng 6 năm 1972, khi phát sinh sự kiện “Watergate”, tổng thống Nixon đã cố gắng ngăn cản FBI điều tra vụ này nhưng bị từ chối. Lúc này, CIA rất căng thẳng bởi vì cục trưởng CIA thông qua cố vấn Nhà Trắng biết được là đa số những người đột nhập vào tòa nhà Watergate đều có dính líu với CIA.
Để giải thoát vấn đề này, cục trưởng CIA Helms đã chỉ thị cho giám đốc tiếp tân không được nói gì dù cho là vấn đề pháp luật hay vấn đề đạo đức và CIA không cung cấp tin tức tình báo cho FBI. Đúng thời điểm này thì Hoover qua đời, quyền cục trưởng FBI là Patrick Gray trực tiếp hỏi thẳng vấn đề rằng việc đột nhập vào tòa nhà Watergate có phải là kế hoạch hành động của CIA hay không? Tất nhiên là cục trưởng CIA Helms từ chối tất cả.
Khi tổng thống Nixon biết FBI nghi ngờ CIA đã đề nghị sử dụng sức mạnh để hỗ trợ CIA và dùng danh nghĩa "an toàn quốc gia" để ngăn chặn FBI. Helms không dám chống lại chỉ thị của Nhà Trắng nhưng lại không chịu thừa nhận trách nhiệm nên nhắc nhở FBI chú ý đến những thỏa thuận về nhiệm vụ đã được phân công giữa hai cơ quan, căn cứ vào những thỏa thuận nếu người của CIA đến điều tra thì cố gắng “niềm nở” tiếp đãi họ.
Không lâu sau FBI thấy không thể tiếp tục tôn trọng những thỏa hiệp được trừ đối phương chính thức gửi công văn, nhưng CIA thì lại không muốn những công văn đó trở thành chứng cớ giấy trắng mực đen.
Trước tình hình đó, cục trưởng FBI Patrick Gray đã trực tiếp gọi điện đến Nhà Trắng: “Thưa tổng thống... Cấp dưới của ngài đang lợi dụng FBI nên FBI bày tỏ mối lo ngại về CIA muốn điều tra những người của FBI và việc đó đã tạo ra một sự hỗn loạn". Tổng thống Nixon im lặng một lúc lâu mới nói: “Nếu ông vẫn thấy lo ngại thì cứ tiếp tục mà điều tra đi!”
Sau này vụ “bê bối Watergate” lộ chân tướng, ông Nixon buộc phải từ chức, CIA bị cáo buộc trở thành công cụ của một đảng và một người.