Su 57 và cuộc đua với máy bay chiến đấu F35 của Mỹ
Theo tờ báo, "sẽ sản xuất các nhà kho cơ động dành cho công việc với máy bay chiến đấu Su-57, tại đó có thể theo dõi tình trạng tàng hình của máy bay, khiến đối phương không thể phát hiện và xác định máy bay chiến đấu bằng radar, hồng ngoại và các quang phổ phát hiện khác".
Tiêm kích Su-57 do Tập đoàn Sukhoi phát triển để cạnh tranh với đối thủ F-22, F-35 của Mỹ. |
Theo các nguồn tin, "thiết bị thử nghiệm tàng hình điện tử vô tuyến của Su-57 đã vượt qua thử nghiệm ở Syria trong quá trình thử nghiệm chiến đấu của các máy này". Tiêm kích Su-57 do Tập đoàn Sukhoi phát triển để cạnh tranh với đối thủ F-22, F-35 của Mỹ, với giá bán cho các nguyên mẫu đầu tiên là 50 triệu USD/chiếc.
Vladimir Gutenev, thành viên Duma Quốc gia Nga, năm ngoái cho hay, giá bán của Su-57 rẻ hơn 2,5 lần so với tiêm kích tàng hình F-22 và F-35 của Mỹ. Lầu Năm Góc cho biết, F-22 có đơn giá 143 triệu USD, còn giá mỗi chiếc F-35 là 94,3-122,4 triệu USD tùy phiên bản.
Su-57 được phủ vật liệu đặc biệt giúp hấp thụ sóng radar, cùng hình dáng tối ưu để tăng khả năng tàng hình trước thiết bị trinh sát điện tử của đối phương. Giới chuyên gia phương Tây cho rằng, Su-57 sở hữu nhiều tính năng đáng ngưỡng mộ như trang bị tổ hợp vô tuyến điện tử đa năng tích hợp Sh121 và cụm cảm biến quang - điện tử 101KS Atoll, cho phép mở rộng tầm theo dõi mục tiêu, nhất là với những tiêm kích tàng hình đối phương.
Nga từng triển khai Su-57 tới Syria để không kích phiến quân bằng tên lửa hành trình dẫn đường, tuy nhiên thời gian tác chiến thực tế của dòng tiêm kích tàng hình này không dài.
Ngày 15-5, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố mua 76 máy bay Su-57 trong giai đoạn đến năm 2028. Theo đó sẽ nâng quy mô phi đội tiêm kích tàng hình Su-57 và trực thăng tấn công Mi-28NM lên 76 và 100 chiếc. Theo ông Putin, nhờ đặt hàng với số lượng lớn mà giá thành tiêm kích Su-57 đã giảm được 20% trên từng đơn vị, khiến cho ngân sách quốc phòng vẫn có thể đảm bảo trong tình hình khó khăn của nền kinh tế.
Trong khi đó, mức giá dự đoán của tiêm kích tàng hình Su-57 Nga đã khiến giới truyền thông bị bất ngờ cực lớn khi nó cao đến mức rất khó chấp nhận. Hôm 16-5, tờ Kommersant cho biết, giá trị của hợp đồng mua 76 máy bay Su-57 cho lực lượng hàng không vũ trụ Nga sẽ là 170 tỷ Rub.
Tuy nhiên, tờ báo Mỹ “The Drive” đã tỏ ra nghi ngờ về tính thực tế của mức giá trên, bởi con số đó có nghĩa là một chiếc máy bay chiến đấu tàng hình tối tân Su-57 chỉ có giá dưới 34 triệu USD. Tờ “The Drive” nhấn mạnh rằng, mức giá này còn thấp hơn giá ước tính của những chiếc tiêm kích Su-30MKK mà Nga đã bán cho Trung Quốc gần 2 thập kỷ trước, đây là điều rất vô lý.
Theo các chuyên gia quân sự, không hiểu cải tiến nào đó trong sản xuất hay thay đổi trong bản thân chiếc máy bay khiến Nga có thể hạ giá chúng xuống mức như vậy. Ấn phẩm này cho rằng, thực tế 170 tỷ Rub (2,63 tỷ USD) là chi phí cho lô máy bay chiến đấu đầu tiên (16 chiếc). Trong trường hợp này, giá tối đa của một chiếc Su-57 thế hệ 5 sẽ là 164 triệu USD.
Nếu những gì nhà sản xuất cam kết với Bộ Quốc phòng Nga được giữ vững trong giai đoạn từ nay đến năm 2027 và không có trượt giá thì chi phí cho mỗi chiếc Su-57 sản xuất loạt lớn cũng chỉ có thể giảm xuống còn 131 triệu USD. Mức giá trên bị đánh giá là quá cao, nhất là so sánh với tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II của Mỹ, khi dự kiến từ sau năm 2020 thì mỗi chiếc sẽ được bán với giá chỉ 80 triệu USD.
Hiện tại, con số F-35 đã được đặt hàng là 700 chiếc và trong tương lai không xa sẽ lên tới 2.400 máy bay, ưu thế về quy mô khiến giá thành F-35 chỉ ngang tiêm kích thế hệ 4. Ngoài ra cần lưu ý rằng, mức giá 164 hay 131 triệu USD của Su-57 chỉ là giá thành bán cho không quân Nga, còn nếu xuất khẩu cho nước ngoài thì còn cao gấp bội. Có thể thấy rằng, như vậy lợi thế cạnh tranh của Su-57 với F-35 gần như là không có, vì ngoài giá thành thì tính năng của chiếc tiêm kích tàng hình Nga vẫn chưa hoàn thiện.