Những thiệt hại do tội phạm mạng gây ra
- Mối đe dọa tội phạm mạng giữa biển khơi
- Tội phạm mang cờ IS tấn công trại giam, 20 tù nhân trốn thoát
- Cảnh sát thuê công ty luật để đối phó với tội phạm mạng
- Những phi vụ lừa đảo "vô tiền khoáng hậu" của tội phạm mạng ở Việt Nam năm 2015
- ONSA và Microsoft hợp tác chống tội phạm mạng
Bởi con số thiệt hại do tội phạm mạng gây ra trong năm 2016 đã tăng 24% lên hơn 1,33 tỷ USD. IC3 cho biết, đã tiếp nhận 300.000 đơn khiếu nại từ các nạn nhân bị đánh cắp thông tin trong năm ngoái.
Và hoạt động kinh doanh đã thiệt hại khoảng 360 triệu USD vì tội phạm công nghệ cao. Cũng trong năm 2016, IC3 đã nhận khoảng 2.673 đơn khiếu nại từ các nạn nhân bị dính mã độc tống tiền (ransomware), với thiệt hại hơn 2,4 triệu USD.
Ransomware được định nghĩa là một loại malware sử dụng một hệ thống mật mã để mã hóa dữ liệu của cá nhân và khi nạn nhân trả tiền chuộc thì chúng mới khôi phục lại.
Giới truyền thông từng trích báo cáo Hiscox Cyber Readiness 2017 cho thấy, tội phạm mạng khiến kinh tế thế giới thiệt hại tới 450 tỷ USD. Cũng theo báo cáo này, trên 50% số công ty được khảo sát tại Mỹ, Anh và Đức không chuẩn bị tốt cho các cuộc tấn công mạng.
FBI tăng cường giám sát an ninh mạng. |
Giới chức Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Mỹ (SEC) cho biết, họ bắt đầu tăng cường theo dõi chặt chẽ tội phạm mạng trước tình hình tin tặc gia tăng hoạt động xâm nhập tài khoản của các nhà môi giới để lấy cắp tiền hoặc thực hiện các giao dịch bất hợp pháp.
Hai đồng Giám đốc mới của đơn vị thực thi luật thuộc SEC là Stephanie Avakian và Steven Peikin đã đưa ra tuyên bố kể trên sau khi được bổ nhiệm. Đồng thời cho biết, họ đặc biệt quan tâm đến các mối đe dọa an ninh mạng và đây sẽ là ưu tiên thực thi hàng đầu.
Hơn 1 tháng trước (11-5), Tổng thống Donald Trump đã ký sắc lệnh tăng cường an ninh mạng cho Chính phủ, bảo vệ các cơ sở hạ tầng trọng yếu của Mỹ trước những cuộc tấn công mạng. Việc này diễn ra sau khi hàng triệu hồ sơ cá nhân cùng nhiều thông tin nhạy cảm khác bị đánh cắp trong những năm gần đây.
Cố vấn An ninh Nội địa của Nhà Trắng Tom Bossert cho biết, một trong những thay đổi đáng chú ý của sắc lệnh mới là các cơ quan liên bang phải sử dụng công nghệ do Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia phát triển để đánh giá và đối phó với mối đe dọa an ninh mạng.
Theo giới truyền thông, có lẽ nhận thức được mức độ thiệt hại và tầm quan trọng, G7 vừa ra tuyên bố chung đẩy mạnh hợp tác chống tội phạm mạng.
Gần 10 ngày trước (19-6), Ngoại trưởng các nước thành liên Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố, sẽ áp đặt trừng phạt kinh tế đối với bất kỳ đối tượng nào bị phát hiện tấn công mạng lưới máy tính của các quốc gia EU. Đây là bước đi mới nhất của EU nhằm ngăn cản các cuộc tấn công mạng sau các vụ tấn công diễn ra tại Anh và Pháp.
Các ngoại trưởng EU đều nhất trí rằng, các biện pháp chế tài, bao gồm việc cấm ra nước ngoài, đóng băng tài sản và cấm hoạt động kinh doanh với bất kỳ cá nhân, doanh nghiệp hay Chính phủ nào đều có thể được áp dụng lần đầu tiên.
Tội phạm mạng đang gia tăng hoạt động. |
Tháng trước, mã độc tấn công đòi tiền chuộc WannaCry đã lây nhiễm vào hơn 300.000 máy tính tại hơn 150 quốc gia, làm gián đoạn hoạt động của nhiều nhà máy, bệnh viện, cửa hàng và trường học.
Quy mô của các loại tội phạm mạng ngày càng nguy hiểm bởi không chỉ trong phạm vi cá nhân, doanh nghiệp, mà đã lan rộng ra phạm vi toàn cầu. Tội phạm mạng đang tăng nhanh và người ta phải xử lý khoảng 300.000 phần mềm độc hại mỗi ngày.
Theo giới truyền thông, 7 ngân hàng thương mại lớn nhất Hàn Quốc vừa cho biết, tin tặc đe dọa tấn công mạng vào ngày 26-6. Và các ngân hàng này nếu không trả khoản tiền 360 triệu Won (hơn 300.000 USD) bằng tiền ảo bitcoin, chúng sẽ khiến khách hàng không thể truy cập hay sử dụng bất cứ dịch vụ nào của 7 ngân hàng kể trên.
Chính phủ Hàn Quốc đã phải khởi động chế độ khẩn cấp về an ninh mạng để bảo vệ hệ thống tài chính. Còn theo thống kê mới được công bố, gian lận và tội phạm mạng chiếm gần 50% số vụ phạm tội tại Anh.
Văn phòng Quốc gia Anh cho biết, tội phạm mạng liên quan đến gian lận thẻ tín dụng, séc và ngân hàng trực tuyến chiếm gần một nửa số vụ phạm tội tại xứ sở sương mù. Do đó, chính phủ Anh đã quyết định đầu tư 1,9 tỷ bảng Anh cho an ninh mạng trong 5 năm tới.
Tờ New York Times cho biết, Bộ Tư lệnh không gian mạng đã tiến hành nhiều cuộc tấn công mạng nhằm tiêu diệt khả năng của IS lan truyền tin nhắn, cũng như ngăn tổ chức khủng bố này thu hút những người trung thành mới, chi trả cho các tay súng và truyền mệnh lệnh từ chỉ huy. Và chiến dịch này mang tên Glowing Symphony, được triển khai từ tháng 11-2016, nhưng kết quả hiện tại chỉ mang tính nhất thời. Bởi những thiếu sót của Symphony Glowing đã minh họa cho những thách thức mà Mỹ đang phải đối mặt. |