Nhật Bản – Hàn Quốc: Suy yếu khả năng giám sát tên lửa
- Mỹ nã liên tiếp 4 siêu tên lửa đạn đạo hạt nhân Trident sau vụ phóng của Nga
- Hé lộ mẫu tên lửa đạn đạo uy lực có thể giúp Nga lập tức trả đũa Mỹ hậu INF
- Nga phóng 2 siêu tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm sau vụ thử của Mỹ
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Takeshi Iwaya cho biết tình báo Nhật Bản cho phép chính phủ nhanh chóng xác định tên lửa đạn đạo đã được phóng đi. Ông nói thêm rằng thông báo của Hàn Quốc về GSOMIA không có tác động.
Khi Triều Tiên phóng một tên lửa đạn đạo, nó nhanh chóng bị vệ tinh cảnh báo sớm của quân đội Mỹ phát hiện. Mỹ sau đó chia sẻ các thông tin như địa điểm phóng và quỹ đạo với Lực lượng Tự vệ Nhật Bản (SDF).
SDF theo dõi các tên lửa, sử dụng tàu tuần dương Aegis ở biển Nhật Bản và hệ thống radar lắp đặt trên lục địa Nhật Bản để xác nhận các khu vực hạ cánh của tên lửa và các yếu tố khác. Vì lý do này, các quan chức nói rằng việc không tiếp cận thông tin từ quân đội Hàn Quốc sẽ không gây ra vấn đề lớn trong việc đánh chặn tên lửa bắn về phía Nhật Bản.
Tuy nhiên, các tên lửa bay khoảng cách ngắn hoặc ở độ cao thấp không thể bị radar Nhật Bản phát hiện và nếu không có quyền truy cập dữ liệu radar từ quân đội Hàn Quốc, Chính phủ Nhật Bản có thể không xác định được khoảng cách bay, độ cao hoặc loại tên lửa trong một số trường hợp. Ngược lại, phía Hàn Quốc thường không thể theo dõi các tên lửa di chuyển quãng đường dài bằng radar của chính mình.
GSOMIA đã cho phép Nhật Bản và Hàn Quốc trao đổi và so sánh thông tin, điều này giúp dễ dàng có được một bức tranh tổng thể chính xác về các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. Bộ trưởng Iwaya cho biết chính phủ của ông muốn cung cấp thông tin tình báo cho Hàn Quốc về các vụ phóng tên lửa vào ngày 24-8.
Theo Chính phủ Hàn Quốc, tình báo đã được trao đổi với Nhật Bản thông qua GSOMIA 29 lần. Yonhap News đưa tin có một trường hợp vào năm 2016 và 19 trường hợp vào năm 2017 khi Triều Tiên thực hiện một loạt vụ phóng tên lửa đạn đạo. Trong khi chỉ có 2 trường hợp vào năm 2018, thời điểm Bình Nhưỡng kiềm chế các hành động khiêu khích quân sự. Từ đầu năm đến nay, hai bên đã có 7 trường hợp chia sẻ thông tin.
Một nguồn tin Chính phủ Nhật Bản cho biết Hàn Quốc thường xuyên nhận được thông tin từ Nhật Bản do các yếu tố như khả năng của radar, cách tàu tuần dương Aegis được triển khai và nơi tên lửa hạ cánh.
Ngày 27-7, tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc đưa tin rằng theo các nguồn tin quân sự, sau khi Triều Tiên phóng 2 tên lửa đạn đạo tầm ngắn mới vào ngày 25-7, quân đội Hàn Quốc đã 2 lần sửa đổi các tính toán về khoảng cách tên lửa bay, cuối cùng kết luận chúng đã đi được 600 cây số.
Các nguồn tin cho biết kết luận này đã bị ảnh hưởng bởi thông tin tình báo có được từ Nhật Bản thông qua GSOMIA. Một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, việc loại bỏ GSOMIA sẽ gây bất lợi cho cả Nhật Bản và Hàn Quốc, và sẽ chỉ có lợi cho Triều Tiên và Trung Quốc.