Mỹ sản xuất 1.000 mẫu tên lửa hạt nhân gắn trên máy bay tàng hình B-21 để đối phó tên lửa của Nga
"Bảo đảm hòa bình thế giới"?
Truyền thông Mỹ vừa cho biết, mục tiêu của tên lửa hành trình tầm xa mang đầu đạn hạt nhân (LRSO) là xuyên thủng lớp phòng thủ của tổ hợp phòng không S-300, S-400 do Nga chế tạo nhằm "bảo đảm hòa bình thế giới".
Lầu Năm Góc dự kiến chi 17 tỷ USD để mua và triển khai 1.000 mẫu tên lửa này vào năm 2030. B-21 Raider (Kẻ tập kích) là mẫu oanh tạc cơ tàng hình thế hệ 5, sở hữu thiết kế cánh bay giống oanh tạc cơ tàng hình B-2 Spirit ra đời cách đây 21 năm. B-21 của Mỹ sẽ có năng lực sát thương rất lớn nhờ được trang bị mẫu tên lửa hạt nhân tầm xa hiện đại.
Thiết kế B-21 do không quân Mỹ công bố. |
Báo cáo mua sắm của không quân Mỹ cho biết, Lầu Năm Góc đang phát triển mẫu LRSO với thiết kế có thể tương thích với các oanh tạc cơ B-52 và B-21 của nước này trong tương lai. LRSO được sản xuất nhằm thay thế tên lửa hành trình phóng từ máy bay (ALCM) AGM-86B được biên chế từ thập niên 1980.
Mẫu ALCM đã hoạt động quá lâu so với tuổi thọ 10 năm trong thiết kế, cũng như chỉ được phóng từ máy bay B-52. Mặc dù được đánh giá là hệ thống vẫn đảm bảo độ tin cậy, tên lửa AGM-86B không thể vượt qua hệ thống phòng thủ tối tân S-300, S-400 của Nga.
Sự phát triển nhanh chóng của mạng lưới phòng không tầm xa với các máy tính tốc độ cao có thể khiến máy bay tàng hình cũng gặp nguy hiểm. Khác với ALCM, LRSO sẽ được phóng từ máy bay tàng hình B-2 và B-21.
Bảo đảm khả năng răn đe
Quân đội Mỹ hy vọng tên lửa LRSO sẽ là một trong số ít vũ khí xuyên thủng được lớp phòng không công nghệ cao của Nga. Mỹ cần những vũ khí hạt nhân có sức mạnh ngang bằng hoặc vượt qua bất kỳ đối thủ tiềm tàng nào để bảo đảm khả năng răn đe. Điều đó khiến nhiều lãnh đạo quân đội Mỹ tin rằng, Không quân cần phải có hệ thống LRSO, tướng Weinstein giải thích.
Không quân Mỹ dự kiến ký hai hợp đồng nghiên cứu, phát triển vào quý 4/2017 để hướng tới mục tiêu triển khai LRSO từ năm 2030. Dù tính năng chưa được tiết lộ nhiều, B-21 chắc chắn sẽ được tích hợp công nghệ tàng hình tối tân, khả năng hoạt động tầm xa, mang theo nhiều vũ khí và có thể sẽ có năng lực tự động hóa.
Ngoài việc mang nhiều bom đạn, nó được cho là oanh tạc cơ thông minh về bộ cảm biến, mạng kết nối và năng lực hợp nhất dữ liệu cùng khả năng phát động chiến tranh điện tử và trinh sát. B-21 có chi phí phát triển 23,5 tỷ USD.
Không quân Mỹ dự kiến mua 100 chiếc B-21 từ nhà thầu Northrop Grumman với giá thành mỗi chiếc khoảng 564 triệu USD để thay thế cho oanh tạc cơ B-52 và một phần oanh tạc cơ B-1. "Hệ thống LRSO có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong kho vũ khí hạt nhân của Mỹ", tướng Jack Weinstein, Phó tham mưu trưởng Lực lượng vũ khí hạt nhân và răn đe chiến lược Mỹ, cho biết.
B-21 sẵn sàng cho chuyến bay đầu tiên
"Cột mốc quan trọng của chúng tôi sẽ là chuyến bay đầu tiên", Trung tướng Arnold Bunch, Phó trợ lý Bộ trưởng Không quân Mỹ phụ trách mua sắm vũ khí vừa đề cập đến chương trình phát triển máy bay ném bom chiến lược B-21.
Phát biểu tại phiên điều trần của ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, Tướng Bunch khẳng định dự án B-21 đến nay đã vượt qua mọi cuộc thử nghiệm bắt buộc và đạt đúng tiến độ đề ra. Bunch không tiết lộ thời điểm chuyến bay sẽ diễn ra, nhưng các quan chức Mỹ trước đó nhận định chiếc B-21 đầu tiên nhiều khả năng có thể cất cánh vào giữa năm 2020.
"Chương trình này được phát triển dựa trên những hệ thống nhiệm vụ và cấu trúc mở, nghĩa là các công nghệ khác nhau được tích hợp vào một hệ thống quản lý và liên lạc chung. Không quân sẽ sớm tiếp nhận phiên bản thử nghiệm để phi công có thể kiểm tra tính năng", Bunch nói.
Mới đây, Lầu Năm Góc đã chọn căn cứ không quân Ellsworth, ở Nam Dakota là địa điểm huấn luyện và triển khai đầu tiên đối với B-21. "Căn cứ Ellsworth, nơi đang được bố trí các oanh tạc cơ B-1B Lancer được chọn là địa điểm ưu tiên cho B-21. Căn cứ không quân Whiteman, bang Missouri và căn cứ Dyess, bang Texas cũng sẽ lần lượt nhận được B-21 khi chúng được sản xuất hàng loạt", Lầu Năm Góc nhấn mạnh. B-21 Raider (Kẻ tập kích) là mẫu oanh tạc cơ tàng hình thế hệ 5, sở hữu thiết kế cánh bay không có cánh đuôi, giống với oanh tạc cơ tàng hình B-2 Spirit ra đời cách đây 21 năm.
Dù tính năng chưa được tiết lộ nhiều, B-21 chắc chắn sẽ được tích hợp công nghệ tàng hình tối tân, khả năng hoạt động tầm xa, mang theo nhiều vũ khí và có thể sẽ có năng lực tự động hóa.
Ngoài việc mang nhiều bom đạn, nó được cho là oanh tạc cơ thông minh về bộ cảm biến, mạng kết nối và năng lực hợp nhất dữ liệu cùng khả năng phát động chiến tranh điện tử và trinh sát. B-21 có chi phí phát triển 23,5 tỷ USD. Không quân Mỹ dự kiến mua 100 chiếc B-21 từ nhà thầu Northrop Grumman với giá thành mỗi chiếc khoảng 564 triệu USD để thay thế cho oanh tạc cơ B-52 và một phần oanh tạc cơ B-1.