Hệ lụy của vụ bê bối nghe lén tại Macedonia
- Cộng hòa Macedonia : Biểu tình phản đối lệnh ân xá
- Cảnh sát Macedonia sử dụng hơi cay trấn áp người di cư tại biên giới
Trước đó (12-4), lãnh đạo đảng Dân chủ Xã hội (SDSM) đối lập Zoran Zaev tuyên bố, quyết định của Tổng thống Gjorge Ivanov là bất hợp pháp. Bởi theo quyết định hôm 12-4 của Tổng thống Gjorge Ivanov, 56 chính trị gia được ân xá cho dù họ bị cáo buộc có liên quan đến một vụ bê bối nghe lén.
Tổng thống Gjorge Ivanov cho rằng, các chính trị gia quá bận rộn với việc cáo buộc lẫn nhau, nên ông quyết định đình chỉ mọi thủ tục tư pháp chống lại những người liên quan dù từ phía chính phủ hay phía đối lập. Sau quyết định của ông Gjorge Ivanov, ngày 13-4, người biểu tình đã đập phá một trong những văn phòng của Tổng thống Macedonia để phản đối.
Thủ tướng Nikola Gruevski từ chức để mở đường cho bầu cử sớm. |
Theo hãng Reuters, hơn 3.000 người biểu tình ủng hộ phe đối lập đã đốt hình ông Gjorge Ivanov trên đường đi, ẩu đả với cảnh sát ở thủ đô Skopje và đập vỡ cửa sổ một văn phòng của Tổng thống, đồng thời phá vỡ cửa sổ của tòa nhà Bộ Tư pháp ở bên cạnh. Sau đó, các tòa nhà chính phủ còn bị ném đá, trứng và pháo sáng trước khi cảnh sát dùng dùi cui giải tán đám đông.
Trước đó (12-4), hàng trăm người biểu tình đã đổ xuống các đường phố ở thủ đô Skopje để phản đối việc Tổng thống Gjorge Ivanov dừng các cuộc điều tra nhằm vào các quan chức cấp cao của chính phủ có liên quan tới vụ bê bối nghe lén. Tình hình tại Macedonia căng thẳng từ tháng 3 sau khi Tòa án Hiến pháp cho phép Tổng thống Gjorge Ivanov ân xá cho các chính trị gia bị cáo buộc gian lận bầu cử và nghe lén.
Hơn 3 tháng trước (18-1), với 72 phiếu thuận trên tổng số 123 phiếu, các nghị sỹ Macedonia đã thông qua việc giải tán Quốc hội để mở đường cho bầu cử sớm vào ngày 24-4. Theo đó, ông Emil Dimitriev được chỉ định làm Thủ tướng lâm thời, thay thế Thủ tướng Nikola Gruevski từ chức hôm 15-1.
Nhưng SDSM lại không chấp nhận và sẽ không tham gia cuộc bầu cử trước thời hạn. Động thái này diễn ra sau khi Ủy viên phụ trách mở rộng Liên minh Châu Âu Johannes Hahn tới thủ đô Skopje của Macedonia để hối thúc các đảng phái chính trị thực thi thỏa thuận hồi tháng 7-2015.
Thủ tướng Nikola Gruevski lên cầm quyền được hơn 9 năm, nhưng tới tháng 1-2015 phải chịu sức ép gay gắt từ phe đối lập. Ngày 26-3-2015, ông Zoran Zaev đã cáo buộc Thủ tướng Nikola Gruevski nhận hối hộ khoảng 20 triệu euro từ các công ty Trung Quốc để xây dựng 2 tuyến đường cao tốc ở Macedonia. Và coi đây là một trong những vụ bê bối tham nhũng lớn nhất tại Macedonia.
Người dân Macedonia biểu tình phản đối việc dừng cuộc điều tra bê bối nghe lén của chính phủ. |
Khi đó, ông Zoran Zaev cho rằng, Thủ tướng Nikola Gruevski đã tự quyết định cho phép các công ty Trung Quốc xây dựng 2 tuyến đường quốc lộ, gồm Kicevo-Ohrid ở phía Tây và Miladinovci-Stip ở phía Đông, mà không phải đấu thầu. Tổng giá trị của 2 tuyến đường cao tốc này lên tới 570 triệu euro và dự án này đã được Quốc hội Macedonia thông qua hồi tháng 10-2014.
Gần 1 năm trước (18-5-2015), khoảng 30.000 người ủng hộ Thủ tướng Nikola Gruevski đã biểu tình, sau khi phe đối lập tổ chức cuộc tuần hành với khoảng 20.000 người hôm 17-5-2015 để yêu cầu người đứng đầu chính phủ phải từ chức.
Đến tháng 1-2016, Chính phủ Macedonia kiện ông Zoran Zaev và một số đối tượng khác hoạt động gián điệp và bạo lực chống lại quan chức. Không những bác bỏ mọi cáo buộc, ông Zoran Zaev còn cáo buộc chính phủ đã tiến hành nghe lén điện thoại của ít nhất 20.000 người, bao gồm cả các chính trị gia và nhà báo. Ông Zoran Zaev cho biết, đang sở hữu nhiều đoạn ghi âm bất hợp pháp do chính quyền của Thủ tướng Nikola Gruevski thực hiện.
Đồng thời kêu gọi ông Nikola Gruevski từ chức, thành lập chính phủ lâm thời và tổ chức bầu cử sớm. Trước sức ép của dư luận và những cáo buộc từ phe đối lập, Tổng thống Gjorge Ivanov buộc phải quyết định mở cuộc điều tra vụ bê bối nghe lén và Thủ tướng Nikola Gruevski nằm trong số những người bị điều tra.
Trước đó (12-5-2015), người phát ngôn Chính phủ cho biết, đơn từ chức của Bộ trưởng Nội vụ Gordana Jankuloska, Bộ trưởng Giao thông Mile Janakieski và Giám đốc Cơ quan tình báo (DBK) Saso Mijalkov (nhận trách nhiệm về những bất ổn trên chính trường và xã hội) đã được Thủ tướng Nikola Gruevski chấp thuận.