Europol bắt tội phạm truy nã đặc biệt
- Europol và cuộc chiến chống khủng bố
- Cảnh báo của Giám đốc Europol
- Europol lập trang web 17 ngôn ngữ truy nã tội phạm
Gregorian Bivolaru là đối tượng đứng đầu danh sách bị truy nã đặc biệt của Europol. Theo người phát ngôn Europol Tine Hollevoet, việc nhiều đối tượng nằm trong danh sách truy nã bị bắt chứng tỏ sự hiệu quả của việc hợp tác chống tội phạm giữa các nước trong EU.
Bà Tine Hollevoet còn thông báo, cảnh sát đang truy lùng 28 đối tượng còn lại trong số những kẻ bị liệt vào danh sách bị truy nã đặc biệt của Europol. Đồng thời lưu ý người dân nên thường xuyên vào trang web đăng thông tin về những kẻ bị truy nã để cập nhật thêm tin tức.
Thông báo của Europol diễn ra đúng thời điểm cảnh sát Scotland bắt giữ 77 đối tượng sau khi họ phát hiện 523 trẻ em bị lạm dụng tình dục trên mạng, trong đó có nạn nhân mới 3 tuổi. Tính đến nay đã có 134 cuộc điều tra được tiến hành (từ 6-6 đến 15-7) và khoảng 30 triệu ảnh "cấm" bị phát tán. Riêng 1 máy tính bị thu giữ đã có khoảng 10 triệu ảnh. Do đó, cảnh sát phải huy động 4 nhân viên làm việc trong suốt 6 tháng liền mới thống kê được hết số ảnh và nạn nhân trong vụ án này. Vụ việc được cảnh sát phát hiện khi họ mở chiến dịch Operation Lattise.
Và sau chiến dịch Operation Lattise, khoảng 400 cáo buộc đã được đưa ra như cưỡng hiếp, phát tán ảnh đồi trụy trẻ em, dụ dỗ trẻ em vì tình dục, dùng ngôn ngữ khiêu dâm khi giao tiếp với trẻ em, quan hệ tình dục với động vật... Ngày 29-7, hãng CNN dẫn lời trợ lý Cảnh sát trưởng Scotland, ông Malcolm Graham cho biết, lạm dụng tình dục trẻ em trên mạng là thực trạng hiện nay, không những tại Scotland mà trên phạm vi thế giới với trẻ em ở mọi lứa tuổi.
Giám đốc Europol Rob Wainwright. |
Theo ông Malcolm Graham, tội phạm tình dục trên mạng tác động rất thực tế, rất rõ ràng đối với nạn nhân - trẻ em bị tấn công tình dục và khi những hình ảnh, clip này bị tung lên mạng, và lan truyền thì các em trở thành nạn nhân một lần nữa.
Theo kết quả điều tra vừa công bố, trong dòng người di cư từ châu Phi tới châu Âu có hàng chục nghìn phụ nữ và em gái vị thành niên bị lừa tới châu Âu làm gái mại dâm. Và Nigeria là một trong những quốc gia "nóng" của vấn nạn này. Giới chuyên môn cho rằng, nghèo đói, sự cả tin, thiếu hiểu biết của nạn nhân và lòng tham của hung thủ đã đẩy nhiều phụ nữ Nigeria vào vòng xoáy của nạn buôn người.
Theo thống kê, mỗi năm có từ 3.000 đến 5.000 phụ nữ Nigeria bị đưa tới Nga để làm gái mại dâm và con số này cao gấp nhiều lần nếu tính trong phạm vi toàn châu Âu. Điều đáng nói là 70% nạn nhân do cha mẹ và gia đình họ thông đồng với bọn buôn người để lừa bán.
Và nhân ngày thế giới chống tình trạng đưa người di cư trái phép (30-7), Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã hối thúc các quốc gia thừa nhận trách nhiệm tham gia ngăn chặn tệ nạn đang phổ biến trên toàn cầu này. Theo ông Ban Ki-moon, cộng đồng quốc tế phải nỗ lực hơn nữa để chấm dứt hoạt động đưa người di cư trái phép một cách vô nhân tính và bảo vệ người di cư, người tị nạn, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, trước những kẻ âm mưu lợi dụng sự khao khát của họ. Và vấn đề này sẽ là trọng tâm của Hội nghị Thượng đỉnh Liên hợp quốc bàn về người tị nạn và người di cư sẽ diễn ra vào ngày 19-11-2016 tại New York, Mỹ.
Theo thống kê, hiện có hàng chục triệu người trên thế giới đang tuyệt vọng tìm cách được tị nạn và họ đối mặt với nguy cơ bị bọn buôn người bóc lột và ngược đãi. Còn theo ông Yury Fedotov, Giám đốc Điều hành Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm Liên hợp quốc, bọn buôn người di cư trái phép đang lợi dụng sự khốn khó của nạn nhân để kiếm lời.
Hơn 10 ngày trước (19-7), lực lượng tuần duyên Italia đã đưa khoảng 3.200 người nhập cư ra khỏi những con thuyền quá tải ở vùng biển ngoài khơi Libya và bọn buôn người đã sử dụng ít nhất 26 tàu chở người di cư tới Italia. Theo thống kê của Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), kể từ đầu năm đến đầu tháng 7-2016, số người di cư bằng đường biển tới Italia đã vượt mức 67.000 người. Trước đó, cảnh sát Italia đã đột kích tại 10 thành phố để bắt 38 đối tượng nằm trong một tổ chức buôn người di cư từ châu Phi vào châu Âu. 38 đối tượng bị bắt gồm 25 người Eritrea, 12 người Etiopia, 1 người Italia và họ bị cáo buộc buôn người, buôn lậu ma túy và tội phạm tài chính khác. |