Đối thủ mới của NATO
- Tiêm kích NATO cất cánh liên tục chặn phi đội trinh sát Nga
- NATO hè nhau chống dịch
- NATO kết nạp thành viên, họp bàn cách chống COVID-19
Tổ chức Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (gọi tắt là NATO) được Mỹ, Anh và Pháp thành lập tháng 3 năm 1949 để đối phó với khối Đông Âu do Liên Xô lãnh đạo, cũng trong năm đó ngày 4 tháng 4 hiệp ước "Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương" được ký kết tại Washington đã đánh dấu sự ra đời chính thức của NATO. Mục tiêu chính của NATO để đối phó với Liên Xô, sau khi Liên Xô giải thể thì Nga đã trở thành mục tiêu chính.
Ngày mùng 3 tháng 4 năm 2019, Tổng thư ký NATO Stoltenberg đã phát biểu tại Quốc hội Hoa Kỳ, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của khối liên minh quân sự Châu Âu và Mỹ, ông cũng nói rằng NATO cần thiết phải có sự thỏa thuận với Nga.
Tranh cãi về ngân sách quân sự
NATO có trụ sở tại Brussels, thủ đô của Bỉ. Các nước đầu tiên tham gia ký kết hiệp ước bao gồm Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Pháp, Ý, Na Uy, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, Bồ Đào Nha, Iceland và Luxembourg. Năm 1952 kết nạp Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ và năm 1955 kết nạp thêm Tây Đức.
Kể từ năm 1999, sau khi phe xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan vỡ, NATO đã mở cửa kết nạp các quốc gia Đông Âu và tổng thành viên là 29 nước. Thành viên mới nhất gia nhập NATO ngày 30 tháng 3 năm 2020 là nước Cộng hòa Bắc Montenegro đã đưa số lượng thành viên NATO lên 30 quốc gia.
Ông Stoltenberg Tổng thư ký NATO. |
Theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, chi tiêu quân sự của NATO chiếm 70% chi tiêu quốc phòng toàn cầu. NATO quy định mức chi tiêu quốc phòng của các quốc gia thành viên phải chiếm 2% GDP nhưng rất ít quốc gia thành viên NATO có thể đạt được tỷ lệ này.
Theo báo cáo của truyền thông Anh, chỉ có năm quốc gia thành viên NATO có chi phí quốc phòng hơn 2% GDP đó là Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Latvia, Hy Lạp và Estonia, riêng Hoa Kỳ chi tiêu quốc phòng đã vượt quá 3,5% GDP.
Khi lên nắm quyền, Tổng thống Mỹ Trump đã gây áp lực lên các đồng minh để các quốc gia thành viên NATO tăng tỷ lệ ngân sách quốc phòng. Ông Trump đã nhiều lần chỉ trích đồng minh là những người chỉ muốn "đi nhờ xe".
Tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Brussels năm ngoái, ông Trump đã thúc giục các quốc gia thành viên phải đáp ứng yêu cầu đặt ra từ năm 2014 đó là đưa ngân sách quốc phòng lên 2% GDP. Ông Trump thậm chí còn đặt câu hỏi liệu có đáng để bảo vệ các thành viên nhỏ của NATO như Cộng hòa Montenegro không?
Ông Pompeo nói rằng ông sẽ thảo luận việc chi tiêu ngân sách quốc phòng một lần nữa tại cuộc họp của NATO ở Washington, hình như là ông nhắc đến cộng hòa liên bang Đức, ngân sách quốc phòng của Đức thấp hơn 2% GDP mà tỷ lệ chi tiêu sẽ tiếp tục giảm cho đến năm 2023.
Từ Liên Xô đến nước Nga
Những người ủng hộ cho rằng NATO đã cứu thế giới nhưng các nhà phê bình cho rằng NATO đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử sau khi Liên Xô sụp đổ. Nhà bình luận chính trị Hoa Kỳ Gore Vidal thậm chí còn đặt câu hỏi rằng cả việc thành lập NATO và 40 năm cuộc chiến tranh lạnh, nước Mỹ đều không trưng cầu dân ý.
Với sự tan rã của Liên Xô và chấm dứt cuộc chiến tranh lạnh liệu NATO có nên tiếp tục tồn tại hay không cũng là một chủ đề tranh luận trong dịp kỷ niệm 70 năm thành lập NATO.
Ủy viên của tổ chức Điều phối viên giải trừ vũ khí, ông Joseph Gerson nói rằng NATO nên rút lui và NATO không nên tái cơ cấu tổ chức để tiếp tục đóng vai trò chi phối thế giới trong thế kỷ 21. Ông nói rằng ngay cả khi không đồng ý với Putin ông vẫn có thể dự đoán rằng sự bành trướng của NATO sẽ dẫn đến một "cuộc phản kích" của Nga, chỉ cần nhìn việc Nga gửi hai máy bay TU-160 tới Venezuela là rõ rồi.
Phù hiệu trên quân phục của binh lính NATO. |
Ông Gerson nói mọi người nên hiểu rõ hiện nay NATO đã trở thành một liên minh toàn cầu và không liên quan gì đến việc bảo vệ châu Âu. Cách đây không lâu, Tổng thống Mỹ Trump đã đề nghị kết nạp Brazil vào NATO khi chào đón chuyến thăm của Tổng thống cánh hữu Brazil.
Trong quá khứ, NATO cũng đã tham gia cuộc chiến tranh ở Afghanistan trong 17 năm, điều này chắc chắn đã đi chệch hướng của NATO. Nam tước Hastings Ismail, Tổng thư ký đầu tiên của NATO nói rằng mục đích của NATO là "ngăn nước Nga xâm nhập để người Mỹ nhảy vào đàn áp nước Đức".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Zaharova bình luận nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập NATO như sau: "Chúng tôi hy vọng họ (NATO) đừng nên rơi vào nỗi ám ảnh và sợ hãi quá mức".
Sự đe dọa của Trung Quốc đang gia tăng
Ngoài việc cường điệu mối đe dọa của Nga, vào trước đêm khai mạc hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington, các quan chức Mỹ cảnh báo rằng Trung Quốc đang đạt được quá nhiều sức mạnh để gia tăng mối đe dọa đối với NATO.
Đại sứ Hoa Kỳ tại NATO, ông Hutchison nói rằng: "NATO đang đánh giá những gì Trung Quốc đã làm, chúng tôi đang tiến hành đánh giá những rủi ro, đặc biệt là cố gắng đánh giá những việc làm của Trung Quốc".
Ông Charliet, Phó chủ tịch điều hành quỹ Marshall của Hoa Kỳ nói rằng trong những năm gần đây Nga ngày càng trở thành mối đe dọa lớn nhưng từ bây giờ NATO có thể thảo luận nhiều vấn đề thách thức hơn đang phát triển nhanh từ Trung Quốc.
Tờ "Bưu điện Washington" viết rằng các quan chức Hoa Kỳ lo ngại gián điệp và ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc đã làm suy yếu NATO theo nhiều cách. Một quan chức cấp cao của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ nói với các phóng viên rằng Hoa Kỳ đảm bảo an toàn cho thông tin, mạng lưới giao thông và các cơ sở hạ tầng khác của Âu và Mỹ, các đồng minh không phải lo lắng với các cuộc khủng khoảng do sự tác động từ Trung Quốc.
Tàu chiến của NATO tập trận trên Địa Trung H |
Nhà bình luận đối ngoại Joel Gehrke đã viết trên tờ "Bưu điện Washington" rằng sự mở rộng hải quân của Trung Quốc và các mối đe dọa thông tin mạng là những vấn đề đặc biệt mà phương Tây sẽ gặp phải trong thế kỷ 21. Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã cao giọng cố gắng thuyết phục các đồng minh châu Âu không nên hợp tác với những người khổng lồ công nghệ cao của Trung Quốc như Huawei. Được biết, Huawei đã đạt được vị trí hàng đầu trong công nghệ mạng không dây thế hệ tiếp theo.
Ngoài ra, một nhóm hai đảng ở Thượng viện Hoa Kỳ đã đưa ra một dự thảo nghị quyết kêu gọi ngăn chặn các liên minh kinh tế giữa các đồng minh NATO và các đại gia truyền thông Trung Quốc.
Các quan chức Hoa Kỳ tin rằng kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng "Một vành đai, một con đường" của Trung Quốc là một kế hoạch đầu tư để mua ảnh hưởng chính trị và chủ quyền quốc gia ở các khu vực chiến lược. Gần đây nhất, Italia đã tham gia kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng "Một vành đai, một con đường" của Trung Quốc.
Việc mở cửa các cảng khẩu của Bắc Kinh (và mở cửa các cảng khẩu khác của Trung Quốc) đã gây nên sự quan tâm sâu sắc của Hoa Kỳ. Các quan chức Mỹ tin rằng những hành động như vậy để hỗ trợ sự hiện đại hóa hải quân Trung Quốc và tăng cường khả năng triển khai hải quân Trung Quốc trên toàn cầu.