Chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên qua 3 đời lãnh đạo

Thứ Hai, 02/04/2018, 17:06
Lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong Un đã khiến giới quan sát bất ngờ khi cho biết sẵn sàng ngừng chương trình hạt nhân để đổi lại sự bảo đảm an ninh. Nhân dịp này, báo Fox News đã nhìn lại sự phát triển của chương trình hạt nhân qua 3 đời lãnh đạo họ Kim ở Bình Nhưỡng.


Kim Il Sung, lãnh đo t năm 1948-1994

Kim Il Sung (Kim Nhật Thành) có thể được ghi nhận với việc thành lập CHDCND Triều Tiên và thúc đẩy chương trình hạt nhân của nước này - nhưng ông không sống đủ lâu để có thể chứng kiến việc Bình Nhưỡng tiến hành một cuộc thử hạt nhân đầu tiên.

Dưới quyền ông Kim đầu tiên, Triều Tiên bắt đầu xây dựng lò phản ứng hạt nhân. Tiến sĩ Sung-Yoon Lee, Giáo sư Nghiên cứu Triều Tiên của Kim Koo-Korea tại Đại học Tufts, cho biết chiến tranh Triều Tiên chắc chắn là một chất xúc tác khiến “Kim-ông” tin rằng nước ông cần vũ khí hạt nhân. "Hạt giống khát vọng hạt nhân đã được gieo trong Chiến tranh Triều Tiên", ông Lee nói.

Chiến tranh Triều Tiên đã đưa Triều Tiên và đồng minh Trung Quốc - hai quốc gia không có năng lực hạt nhân vào thời điểm đó - chống lại một nước Mỹ có vũ khí hạt nhân, làm cho "Kim nhận thức rõ ràng vũ khí hạt nhân rất mạnh”, ông Lee nói.

Kim Jong Il, lãnh đạo từ năm 1994-2011

Khi vị lãnh đạo thứ hai của triều đại Kim qua đời năm 2011, Kim Jong Il (Kim-cha) được nhớ đến như là "nhà lãnh đạo đã biến Triều Tiên thành một quốc gia hạt nhân", theo tờ New York Times. Và đó là Kim-cha thực sự "đã đưa đất nước xuống con đường hạt nhân", ông Lee nói.

Vào đầu triều đại của Kim Jong Il, Triều Tiên phủ nhận họ có một chương trình vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, vào năm 2003, Bình Nhưỡng tuyên bố rằng Triều Tiên đã rút khỏi Hiệp ước Không phổ biến hạt nhân 1968, tức không bị ngăn cản chế tạo vũ khí hạt nhân. Đến năm 2005, Triều Tiên xác nhận rằng đã có vũ khí hạt nhân riêng, và họ đã thử nghiệm thiết bị hạt nhân đầu tiên vào năm 2006.

Kim Jong Un, lãnh đạo từ năm 2011 đến nay

Kim Jong Un (Kim-con) được cho là đã đẩy mạnh chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Điều này phần nào được hỗ trợ vì dưới thời chính quyền của ông Obama, khả năng hạt nhân của quốc gia Đông Á này ít bị soi mói hơn so với trong quá khứ.

Và gần đây, Kim Jong Un đã vượt qua ngưỡng quan trọng: khả năng đe doạ đáng kể đến Mỹ bằng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

Năm 2017, Triều Tiên thử thành công một tên lửa đạn đạo có đường bay dài nhất. Loại vũ khí tầm trung đã đi 3.700 dặm và đi qua Nhật Bản trước khi rơi xuống Thái Bình Dương. Đất nước này cũng đã có một cuộc thử nghiệm hạt nhân mạnh mẽ nhất trong năm nay.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis lên án cuộc thử nghiệm và nói rằng nó gây ra nguy hiểm cho "hàng triệu người Nhật". Ông Mattis cũng cho biết Mỹ và Nhật Bản đã sẵn sàng cho mối đe dọa tên lửa trong tương lai.

Sau cuộc thử tên lửa, ông Kim Jong Un nói Triều Tiên gần như "cân bằng" với Mỹ về quân sự. Các cuộc thử nghiệm ngày càng tăng và đã thường xuyên làm tăng thêm mối lo ngại từ thế giới bên ngoài rằng Triều Tiên đang tiến gần hơn việc xây dựng một kho vũ khí quân sự có thể bắn tới lục địa Mỹ hoặc các đồng minh của Mỹ ở châu Á.

Tổng thống Trump đã gọi ông Kim Jong Un là “Người Tên lửa” (Rocket Man) trong bài phát biểu của mình tại Liên Hiệp Quốc và nói lãnh đạo Bình Nhưỡng đang "tự sát vì chính mình và chế độ của mình".

"Mỹ có sức mạnh và sự kiên nhẫn rất lớn", ông Trump nói. "Nhưng nếu nó bị buộc phải tự bảo vệ mình hoặc các đồng minh của nó, chúng ta sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc hoàn toàn hủy diệt Triều Tiên".

Gia Huy
.
.
.