Cảnh sát Mỹ lại dính bê bối
- Cảnh sát Mỹ lại bắn nhầm người vô tội
- Cảnh sát Mỹ lại bắn chết người da màu
- Bê bối mới của cảnh sát Mỹ
Bộ Tư pháp cho rằng, những hành vi vi hiến là hậu quả của nhiều sai sót có hệ thống trong chính sách, huấn luyện, giám sát và không trang bị các công cụ cần thiết để hoạt động hiệu quả cho cảnh sát. Thị trưởng Baltimore, bà Stephanie Rawlings-Blake, đã hoan nghênh kết luận điều tra của Bộ Tư pháp và cho biết, sẵn sàng làm những việc cần thiết để cải tổ Sở Cảnh sát.
Trước đó, Thị trưởng Stephanie Rawlings-Blake đã đuổi việc Giám đốc Sở Cảnh sát thành phố Anthony Batts. Theo báo cáo kể trên, trong giai đoạn 2010-2015, người Mỹ gốc Phi chiếm 75% trong các vụ bị cảnh sát da trắng chặn xe (từ 10 lần trở lên). Thậm chí có một người đàn ông da màu từng bị chặn xe tới 30 lần chỉ trong chưa đầy 4 năm, cho dù chưa từng bị buộc tội hình sự.
Nạn nhân Paul O'Neal bị cảnh sát bắn chết ngày 28-7. |
Bộ Tư pháp cho rằng, cảnh sát Baltimore đã quay về chính sách "không khoan dung" thời cuối thập niên 1990 của thế kỷ trước, vốn dẫn tới tình trạng liên tục vi phạm hiến pháp và quyền công dân, và người dân mất niềm tin vào cảnh sát.
Kết luận của Bộ Tư pháp được đưa ra đúng thời điểm dư luận đang tranh cãi về vụ chặn xe vô cớ đối với người Mỹ da màu sau cái chết của cô Sandra Bland ở bang Texas năm 2015 và anh Philando Castile ở bang Minnesota hồi tháng 7-2016. Bởi trong số 64 lần bị cảnh sát chặn xe, chỉ có 6 lần Philando Castile vi phạm các lỗi được cảnh sát ghi nhận trước khi chặn xe. Hơn 1 tháng trước (11-7), biểu tình ngồi với hơn 1.000 người tham dự đã diễn ra sau khi cảnh sát bắn chết Alton Sterling và Philando Castile.
Gần 10 ngày trước (17 giờ ngày 7-8, theo giờ địa phương), hàng trăm người dân ở thành phố Chicago đã tuần hành phản đối cảnh sát hành động dã man. Việc này diễn ra sau khi Sở Cảnh sát Chicago công bố băng video ghi hình nạn nhân da màu Paul O'Neal bị cảnh sát bắn chết hôm 28-7.
Đài Truyền hình CNN cũng tường thuật lại cảnh xe cảnh sát rượt đuổi Paul O'Neal vì nghi anh ăn cắp chiếc xe thể thao hiệu Jaguar màu đen. Sau khi bắn ít nhất 15 phát đạn vào chiếc Jaguar đang phóng trên con đường 3 làn xe, chiếc xe này bị 2 xe cảnh sát chặn lại và Paul O'Neal cố bỏ chạy bất chấp nhiều tiếng súng vang lên. Theo kết quả điều tra, việc cảnh sát bắn vào lưng Paul O'Neal là vi phạm qui định và người này không hề có vũ khí, nhưng lại bị đối xử như hung thủ. Sharon Fairley, Chỉ huy bộ phận giám sát cảnh sát đã cung cấp đoạn video này và coi đây là một sự kiện "gây sốc và hoảng loạn".
Mẹ và chị gái Paul O'Neal đã khóc òa và rời khỏi phòng lập tức khi tiếng súng vừa vang lên trong đoạn băng. Ngày 1-8, gia đình Paul O'Neal đã nộp đơn kiện và tố cáo cảnh sát nổ súng "không có lý do chính đáng". 3 cảnh sát đã bị đình chỉ công tác để điều tra.
Jesse James Romero sắp bước sang tuổi 15. |
Jesse James Romero đã trở thành nạn nhân thứ 14 bị cảnh sát thành phố Los Angeles bắn chết kể từ đầu năm đến nay. Phát biểu tại cuộc họp báo hôm 10-8, Phó Cảnh sát trưởng Robert Arcos cho biết, khoảng 17 giờ 35 phút ngày 9-8 (theo giờ địa phương), cảnh sát Los Angeles phát hiện 2 thiếu niên có bộ dạng khả ghi gần đường Chicago và đại lộ Cesar Chavez.
Và 1 trong 2 cậu bé là Jesse James Romero, 14 tuổi (sẽ bước vào tuổi 15 ngày 24-8-2016), học sinh trường trung học Hollenbeck, đã bỏ chạy khi nhìn thấy nhân viên công vụ đuổi theo. Và cảnh sát đã khai hỏa sau khi Jesse James Romero "nổ súng vào lực lượng thực thi pháp luật".
Jesse James Romero bị cảnh sát bắn chết trên đường Breed lúc 18 giờ ngày 9-8. Cảnh sát tìm thấy một khẩu súng nạp đạn tại nơi Jesse James Romero thiệt mạng. Và nhân viên điều tra đang xác định khẩu súng đã nhả đạn hay chưa và có thuộc sở hữu của Jesse James Romero hay không. Đồng thời xem lại đoạn video do camera giám sát gắn trên người cảnh sát để đưa ra kết luận cuối cùng.
Mẹ của Jesse James Romero đã nói với Hãng CNN rằng, con trai bà là đứa trẻ ngoan nên không hiểu tại sao cảnh sát lại bắn chết nó, và yêu cầu cơ quan chức năng làm rõ vụ việc này.
Vụ nhân viên cảnh sát Nicholas Young, 36 tuổi, làm việc tại Sở Cảnh sát Giao thông Metro (MTPD) bị bắt về tội khủng bố tiếp tục là đề tài thu hút dư luận. Bởi đây là lần đầu tiên một viên chức chấp pháp bị truy tố với cáo trạng về khủng bố. Bộ Tư pháp cho biết, Nicholas Young đã cung cấp 22 mã thẻ quà tặng, trị giá gần 250 USD cho một đặc vụ chìm của FBI. Và Nicholas Young vừa trình diện tại tòa chiều 3-8, ở thành phố Alexandria, bang Virginia và đang đối mặt với bản án lên tới 20 năm tù, nếu bị kết tội. |