Phá đường dây lừa đảo doanh nghiệp qua email
Các trò gian lận, lừa đảo của những đối tượng này các email dụ dỗ kinh doanh rồi để ăn trộm danh tính, lừa đảo nhận phần thưởng và bán hàng hoá gian lận. Đầu năm 2018, đơn vị chống tội phạm mạng của Cục hình sự Australia đã thành lập một đơn vị mới chuyên điều tra, kiểm soát các tổ chức tội phạm tham gia vào hoạt động gian lận, lừa đảo qua email.
Để chiến dịch điều tra được thực hiện tốt và nhận được sự ủng hộ chặt chẽ từ các doanh nghiệp, chỉ huy đơn vị chống tội phạm mạng Arthur Katsogiannis đã kêu gọi các doanh nghiệp xem lại các phương thức thanh toán bằng tài khoản điện tử của mình để có phương pháp tự bảo vệ tốt hơn trước những trò gian lận.
"Trong thời đại ngày nay, hầu hết các công ty đều sử dụng các hệ thống kế toán điện tử và thanh toán các tài khoản điện tử. Điều này có thể khiến họ dễ bị lừa đảo qua các email kinh doanh", ông Arthur Katsogiannis nói, "Chúng tôi khuyến khích tất cả các doanh nghiệp triển khai những hệ thống chống lại hành vi lừa đảo, bao gồm giám sát các yêu cầu gửi tiền hoặc thay đổi chi tiết tài khoản và các thủ tục tiêu chuẩn để bảo vệ trước nguy cơ xâm phạm email kinh doanh và đánh cắp danh tính.
Cũng theo lời kể của ông Arthur Katsogiannis thì thông thường, thủ phạm sẽ 'giả mạo' hoặc xâm phạm tài khoản email của công ty hoặc nhân viên điều hành công ty rồi gửi yêu cầu qua email đến một nhân viên phải trả tiền để chuyển tiền điện tử.
"Nhân viên phải nghi ngờ về các loại yêu cầu này và nếu họ dành thời gian để xác minh tính xác thực của email, cho dù đó là qua điện thoại hay email mới, họ có khả năng ngăn chặn sự thỏa hiệp. Chúng tôi cũng khuyến khích bất cứ ai - công ty hoặc cá nhân - những người đã là nạn nhân của email thỏa hiệp chuyển tiền đến báo vụ việc với cảnh sát", ông Arthur Katsogiannis cho biết.
Về vụ việc mới diễn ra hồi tháng 9, tờ The coffs coast Advocate cho hay, sau một thời gian dài điều tra và mật phục, cảnh sát New South Wales đã bắt giữ một phụ nữ 36 tuổi trên đường Liverpool, Sydney. Người phụ nữ này đã được đưa đến đồn cảnh sát Surry Hills và bị buộc 11 tội cố ý tiêu thụ tiền của tội phạm.
Cụ thể, người phụ nữ này bị cáo buộc tội rửa tiền 480.000 USD, vốn là số tiền lừa đảo thông qua các thỏa hiệp email kinh doanh. Sau khi đóng tiền để được tại ngoại, người phụ nữ này sẽ phải xuất hiện tại toà án địa phương vào ngày 1 tháng 11. Đáng chú ý vào giữa tháng 9 vừa qua, tức là không lâu sau vụ bắt giữ nói trên, cảnh sát đã thực hiện lệnh khám xét tại một căn nhà ở Kingswood và một đơn vị lưu trữ ở Hoxton Park. Cảnh sát đã tịch thu máy tính, thiết bị lưu trữ điện tử, điện thoại di động, thẻ sim và nhiều tài liệu khác.
Cảnh sát cũng tịch thu một chiếc Land Rover từ một bãi đậu xe tại St Marys vì nghi ngờ chiếc xe được mua bởi tiền thu lừa đảo của bọn tội phạm. Chưa hết, 1 tuần sau, lệnh khám xét khác được thực hiện ở Villawood, nơi cảnh sát tịch thu thêm nhiều điện thoại di động, thẻ SIM.
Một số địa điểm đáng nghi khác ở Chester Hill và Granville cũng đã bị kiểm tra. 2 người đàn ông và 1 phụ nữ đã bị bắt và bị đưa về đồn cảnh sát Granville. Hai người đàn ông bị buộc tội với 7 tội danh gồm rửa 90.000 USD là số tiền thu được của tội phạm thông ua lừa đảo, có ý định phạm tội lừa đảo và có thực hiện giao dịch buôn bán ma túy. Người phụ nữ trẻ kia thì bị buộc tội cố tình xử lý tiền thu được của tội phạm…
Theo Ủy ban người tiêu dùng và cạnh tranh Australia (ACCC), trong năm 2017, số các vụ lừa đảo được báo cáo đã đạt mức kỷ lục, tăng 47% so với năm 2016. Chỉ riêng năm 2017, ACCC đã nhận được tổng cộng hơn 300.000 báo cáo về các vụ lừa đảo, bao gồm các vụ lừa đảo thông thường và lừa đảo trên mạng, với tổng thiệt hại lên đến gần 500 triệu USD.
Lừa đảo qua email được thực hiện ở hai hình thức: lừa đảo cá nhân và lừa đảo doanh nghiệp. Đối với các cá nhân, lừa đảo liên quan đến mời gọi đầu tư và lừa đảo hẹn hò. 45% nạn nhân của các vụ lừa đảo thông thường thuộc độ tuổi trên 55 tuổi. Còn với các doanh nghiệp thì lừa đảo các doanh nghiệp cũng trở thành nạn nhân của các trò lừa đảo chủ yếu dưới hình thức xâm nhập máy tính cá nhân bằng phần mềm độc hại; các chương trình đầu tư giả mạo bằng chính email doanh nghiệp và mua lừa đảo đầu tư bằng cách mời gọi các doanh nghiệp đầu tư, chẳng hạn đầu tư vào thể thao, chứng khoán hay quỹ hưu bổng, và hứa hẹn sẽ trả lợi nhuận, nhưng rốt cuộc chẳng có gì khác hơn là moi tiền của doanh nghiệp. Đến nay, hơn 7.000 doanh nghiệp Australia đã báo cáo bị lừa đảo.