Cầu Ghềnh sập và ‘bài toán’ giảm tải Ga Biên Hòa
- 3 nhân viên đường sắt giải cứu đoàn tàu trong lúc sập cầu Ghềnh
- Di lý 2 tài công gây ra vụ sập cầu Ghềnh về Đồng Nai
- Khởi tố vụ sà lan tông sập cầu Ghềnh, lái tàu bỏ trốn
Sự cố gãy sập cầu Ghềnh do xà lan va phải vào trưa ngày 20/3 khiến điểm đến cuối cùng của tuyến đường sắt Bắc - Nam bị gián đoạn tại ga Biên Hòa. Từ đêm 20/3 một số chuyến tàu đã đã đến và dừng trả khách tại ga này.
Mặc dù số lượng hành khách mỗi lúc một đông nhưng ngành đường sắt cùng chính quyền tỉnh Đồng Nai đã có những phương án khẩn trương và cụ thể nhằm hạn chế hành khách ùn ứ tại ga và kiên quyết không để hành khách nằm vật vã tại ga Biên Hòa sau sự cố xà lan tông sập 2 nhịp cầu Ghềnh.
Theo đó tất cả hành khách dừng tại ga Biên Hòa đều được công ty dịch vụ vận tải hành khách Sài Gòn bố trí xe trung chuyển về TP Hồ Chí Minh theo đúng lịch trình. Tổng cộng có 16 chuyến tàu dừng tại ga Biên Hòa từ chiều 20 đến ngày 21/3 như tàu SE7, SBT1, SE5…
Hành khách đi tàu tại ga Biên Hòa. |
Theo ông Trịnh Tuấn Liêm, Giám đốc Sở GTVT Đồng Nai, ngay sau khi sự cố cầu Ghềnh xảy ra Sở đã chỉ đạo các đơn vị dịch vụ vận tải công cộng của tỉnh đặc biệt là xe buýt phải tăng cường lượng xe và điều chỉnh tần suất chạy tuyến Biên Hòa - TP Hồ Chí Minh để đưa đón hành khách xuống tại ga Biên Hòa.
Ông Trần Văn Dũng, Phó giám đốc chi nhánh vận tải Bình Thuận khẳng định, đã có 3.500 khách được trung chuyển từ ga Biên Hòa về TP Hồ Chí Minh và đều được đảm bảo an toàn. Số khách mua vé xuất phát từ ga Sài Gòn đã được bố trí xe trung chuyển xuống ga Biên Hòa.
Bà Nguyễn Thị Hà, một hành khách từ Nghệ An vào Sài Gòn sáng 21/3 cho biết, từ tối qua bà đã nghe đường sắt bị sập cầu tại Đồng Nai nên cũng đã chủ động điện báo người nhà đến ga Biên Hòa đón. Theo bà Hà thì đây là tai nạn không ai mong muốn, nên mỗi người cùng cố gắng và cùng chia sẻ với nhau trong lúc này để không làm phiền nhau.
Để đảm bảo công tác an ninh trật tự cũng như việc chèo kéo khách của một số dịch dụ taxi và xe dịch vụ tư nhân, ngay trong đêm ga Biên Hòa đã phối hợp với Công an TP Biên Hòa và Công an 3 phường lân cận gồm Trung Dũng, Quyết Thắng, Thống Nhất để theo dõi, ngăn chặn và kịp thời xử lý những trường hợp vi phạm.
Theo đại tá Trần Tiến Đạt, Trưởng Công an TP Biên Hòa, việc lợi dụng của một số phần tử xấu trà trộn vào chỗ đông người tại ga Biên Hòa để trộm cắp, cướp giật cũng như chèo kéo hành khách có thể xảy ra. Vì thế ngay từ tối 20/3 Công an TP Biên Hòa đã triển khai các biện pháp bảo vệ và đảm bảo an ninh trật tự tại nhà ga và sẽ đảm bảo an toàn 24/24 giờ trong những ngày tới.
Khách chờ lên xe buýt trung chuyển về ga Sài Gòn. |
Ông Nguyễn Đình Ân, Trưởng ga Biên Hòa cũng cho biết, với sự hỗ trợ đắc lực của lực lượng công an cũng như việc tăng cường bảo vệ của ngành đường sắt tại ga Biên Hòa nên chưa để xảy ra vụ trộm cắp, cướp giật tài sản của hành khách kể từ khi sự cố Cầu Ghềnh xảy ra.
Với hàng hóa, ngành đường sắt cũng đã khẩn trương khảo sát tại ga Hố Nai và Trảng Bom, trước mắt có hơn 1.000 tấn hàng đã nhận vận chuyển của khách hàng, ngành đường sắt đã sử dụng xe tải bốc xếp từ ga Sóng Thần về ga Hố Nai để vận chuyển kịp thời cho khách hàng gởi hàng ngay trong ngày.
Đối với những khách hàng mới, đường sắt sẽ thực hiện khai thác tại ga Hố Nai; lập các đoàn tàu chuyên tuyến tại ga Hố Nai và tiếp tục khai thác tại ga Trảng Bom.
Về hạn chế ga Hố Nai so với ga Sóng Thần, công ty vận tải hành khách đường sắt Sài Gòn đang có biện pháp xử lý để việc vận chuyển hàng hóa được thuận lợi. “Hiện tại việc vận chuyển hành khách và hàng hóa tại Đồng Nai không bị quá tải vẫn đảm bảo lưu thông an toàn”, ông Trần Văn Dũng khẳng định.
Hành khách có thể đổi trả lại vé tàu mà không mất phí Đại diện ngành đường sắt cho biết thêm sẽ hạn chế đến mức thấp nhất phiền hà cho hành khách, thông tin kịp thời đến hành khách về việc điều chỉnh lịch trình chạy tàu để hành khách thông cảm. Cụ thể: Hành khách có nhu cầu đổi trả vé liên quan đến việc chuyển tải hành khách thay đổi lịch trình sẽ không phải thanh toán phí đổi, trả. Đối với hành khách tiếp tục có nhu cầu đi lại bằng đường sắt trong thời gian khắc phục sự cố không phải chỉ trả chi phí chuyển tải, các hoạt động bán vé và vận chuyển hành khách của Tổng công ty ĐSVN vẫn diễn ra bình thường. Cụ thể: Tổng công ty ĐSVN vẫn duy trì tổ chức chạy 2 đôi tàu Hà Nội – Nha Trang (SE1/2, SE7/8); 5 đôi tàu khách Hà Nội - Sài Gòn và ngược lại (TN1/2, SE3/4, SE5/6, SE21/22, SE25/26) có chuyển tải hành khách giữa ga Sóng Thần và ga Biên Hòa; duy trì chạy 3 đôi tàu khách địa phương (Vinh – Sài Gòn, Quy Nhơn – Sài Gòn, Nha Trang – Sài Gòn). Phạm Huyền |