Chính thức đưa Bến xe Miền Đông mới vào hoạt động
- Nhiều nhà xe băn khoăn trước giờ chuyển đến Bến xe Miền Đông mới
- Cần Thơ xem xét làm thêm bến xe để tránh độc quyền
- Ngừng hoạt động bến xe Cầu Rào để dành đất xây cầu nghìn tỷ
Dự án BXMĐ mới được đầu tư xây dựng tại khu vực giáp ranh giữa TP Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương, giữ vai trò là đầu mối giao thông trọng yếu của TP Hồ Chí Minh đi các tỉnh, thành trên cả nước. Tương lai gần, BXMĐ mới sẽ là đầu mối giao thông quan trọng góp phần phát triển TP Thủ Đức và được quy hoạch trở thành khu phức hợp đa năng gắn với trung tâm thương mại, dịch vụ văn phòng, giao nhận hàng hóa kết hợp với giải trí.
Ga hành khách Bến xe Miền Đông mới. |
Theo ông Trần Quốc Toản, Tổng Giám đốc Samco, với mục tiêu phục vụ 7 triệu lượt hành khách mỗi năm, phục vụ hoạt động liên vận quốc tế và đưa khách đến sân bay Long Thành, BXMĐ mới được thiết kế theo kiểu không gian mở, với khối nhà gồm 2 tầng hầm và 4 tầng nổi với tổng mức đầu tư gần 700 tỉ đồng. Với kinh nghiệm gần 40 năm quản lý BXMĐ cũ, Samco đã giao việc quản lý, vận hành, kinh doanh khai thác bến cho Công ty TNHH MTV Bến xe Miền Đông đảm nhận. Đưa BXMĐ mới vào khai thác, 22 tuyến tuyến vận tải khách liên tỉnh bằng đường bộ có cự ly từ 1.100 km trở lên từ Quảng Trị trở ra khu vực phía Bắc sẽ chuyển từ BXMĐ cũ ra hoạt động tải BXMĐ mới.
Để hỗ trợ các đơn vị vận tải, nhà xe di dời từ BXMĐ cũ ra bến mới, đơn vị khai thác bến sẽ hỗ trợ việc bán vé và đón trả khách tại BXMĐ cũ trước khi ra BXMĐ mới để hoàn tất các thủ tục xuất bến. Với những DN vận tải khách đang hoạt động tại BXMĐ cũ nhưng tuyến vận tải có hành trình đi qua BXMĐ mới cũng sẽ được vào BXMĐ mới để trung chuyển hành khách. Đồng thời, tại BXMĐ cũ đơn vị quản lý khai thác cũng hỗ trợ việc tổ chức bán vé và giao nhận hành hóa phục vụ hành khách cho DN vận tải hoạt động trên tuyến đường có đầu bến là BXMĐ mới và ngược lại.