2 thiếu niên thịt động vật quý hiếm làm video đăng mạng

Thứ Tư, 06/03/2019, 21:50
Mới đây, kênh Youtube nổi tiếng về ẩm thực đã khiến cộng đồng mạng dậy sóng khi đăng tải một video clip có nội dung làm thịt chim săn mồi quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam.


Cụ thể, đoạn video được đăng tải trên kênh Youtube có tên Â.T.T.M vào ngày 5-3 vừa qua với tiêu đề "Thần điêu xào sả ớt - cái kết của việc nuôi chim không cẩn thận".

Hai thiếu niên trong đoạn video đăng tải trên kênh Youtube Â.T.T.M

Nội dung của đoạn video là hình ảnh về hai thiếu niên cùng nhau làm thịt một con chim khá lớn có lông màu đen, xám và trắng. Theo như lời dẫn chuyện của thiếu niên trong đoạn video trên, chú chim này được một người hâm mộ tặng nên hoàn toàn không hề biết chính xác về "danh tính" của nó. 

Trong quá trình nuôi nhốt chú chim này, do Youtuber đã cho chú chim ăn chuột khiến chú chim đột nhiệt chết. Vì vậy, Youtuber này mới tiến hành làm thịt và quay lại video làm nội dung đăng tải lên kênh Youtube của mình.

Chú chim trong đoạn video được xác định là Diều Hoa Miến Điện, nằm trong sách đỏ Việt Nam

Tuy nhiên, ngay sau khi đoạn video trên được đăng tải với tiêu đề "Thần điêu xào sả ớt - cái kết của việc nuôi chim không cẩn thận". Nhiều khán giả đã nhanh chóng nhận ra đây là một chú chim quý hiếm có tên Diều Hoa Miến Điện, 1 loài chim quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam, bị cấm săn bắt, khai thác thương mại và giết thịt.

Sau khi nhận được rất nhiều phản ánh, phàn nàn từ người xem đoạn video trên, chủ nhân của kênh Youtube Â.T.T.M đã nhanh chóng gỡ bỏ video.

Diều Hoa Miến Điện

Thực tế mà nói, việc nhận biết được một loài chim đối với phần đông người dân không phải là điều dễ dàng cũng như việc nắm được loài động vật đó có nằm trong sách đỏ hay không cũng là rất khó nếu phải là người quan tâm đến các loài động vật này cũng như các nhà chuyên môn.

Được biết, diều hoa Miến Điện hay ó hoa Miến Điện là một loài chim săn mồi có kích thước vừa thuộc họ Ưng. Loài chim này có mức độ bảo tồn thuộc nhóm đang thuộc nhóm IIB - nhóm động vật bị đe dọa và quý hiếm. Các chương trình với mục đích nghiên cứu khoa học, bảo tồn và khai thác thương mại các loài này yêu cầu phải có giấy phép.

N.C
.
.
.