Siêu máy bay 2 thân có sải cánh lớn nhất thế giới cất cánh thành công
Stratolaunch Systems được thành lập vào năm 2011 bởi Paul Allen - người đồng sáng lập Microsoft.
Về cơ bản, máy bay Stratolaunch là một bệ phóng bay khổng lồ được thiết kế để đưa các vệ tinh vào quỹ đạo tầm thấp của Trái Đất. Mục đích của nó là cung cấp cho quân đội, các công ty tư nhân và thậm chí cả Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cách tiết kiệm hơn để vào vũ trụ, CNN cho biết.
Sải cánh của máy bay có kích thước 117 m, rộng hơn bất kỳ máy bay nào trên thế giới. Từ đầu đến đuôi, nó dài 72,5 m. Chiếc máy bay nặng gần 227 tấn, có hai buồng lái, mỗi buồng ở một bên thân máy bay nhưng chỉ có một buồng lái được sử dụng để điều khiển.
Theo dự kiến, sau khi được kiểm tra và chứng nhận đầy đủ, chiếc máy bay phản lực mang tên lửa được nạp vệ tinh sẽ cất cánh và leo lên độ cao gần 10.700 m. Ở đó, phi công sẽ phóng tên lửa từ máy bay theo quỹ đạo hướng lên vũ trụ.
Chiếc máy bay sau đó sẽ đáp xuống Mojave, trong khi tên lửa mang vệ tinh vào quỹ đạo khác nhau, cách Trái Đất từ khoảng 500 km đến 1.900 km.
Stratolaunch được chế tạo chủ yếu từ vật liệu sợi carbon thay vì nhôm. Để tiết kiệm tiền cho việc thiết kế động cơ mới và thiết bị hạ cánh, máy bay phản lực này được cung cấp 6 động cơ Pratt & Whitney, vốn được thiết kế ban đầu cho máy bay Boeing 747.
Đưa các vệ tinh nhỏ vào không gian thông qua máy bay cũng hứa hẹn chi phí rẻ hơn so với các vụ phóng tên lửa truyền thống vì nó loại bỏ nhu cầu về bệ phóng cùng tất cả thiết bị và cơ sở hạ tầng đắt tiền, tiết kiệm chi phí nhiên liệu và không bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Việc phóng vệ tinh cũng có thể diễn ra thường xuyên hơn và nhanh hơn.
Stratolaunch cho biết máy bay sẽ phóng vệ tinh đầu tiên vào năm tới nếu tất cả việc thử nghiệm, kiểm tra và chứng nhận diễn ra theo kế hoạch.
Stratolaunch, máy bay lớn nhất thế giới tính theo sải cánh, dự án con đẻ của tỷ phú Paul Allen, người đồng sáng lập Microsoft, cuối cùng cũng đã cất cánh lần đầu tiên ở Mỹ lúc 10h ngày 13-4 (giờ địa phương) và bay trong hai tiếng rưỡi. |
Máy bay đạt vận tốc tối đa trên 300 km/h sau khi cất cánh từ cảng hàng không và vũ trụ Mojave ở bang California. |
Sải cánh của máy bay có kích thước 117 m, rộng hơn bất kỳ máy bay nào trên thế giới. Máy bay dài 72,5 m, nặng gần 227 tấn, có hai buồng lái, mỗi buồng ở một bên thân máy bay nhưng chỉ có một buồng lái được sử dụng để điều khiển. |
Stratolaunch được làm chủ yếu từ vật liệu sợi carbon thay vì nhôm. Để tiết kiệm tiền cho việc thiết kế động cơ mới và thiết bị hạ cánh, máy bay phản lực này được cung cấp 6 động cơ Pratt & Whitney, vốn được thiết kế ban đầu cho máy bay Boeing 747. |
Máy bay thân đôi này trong tương lai sẽ là bước ngoặt đối với việc đưa vệ tinh vào không gian vì nó có thể mang theo tối đa ba tên lửa tới độ cao 10,6 km. Ở độ cao đó, các tên lửa có thể đốt nhiên liệu và phóng vào quỹ đạo quanh trái đất một cách dễ dàng và với chi phí thấp hơn so với phóng từ trên mặt đất. Các tên lửa sẽ mang theo nhiều vệ tinh. |
Hiện nay chỉ một số nơi có khả năng phóng tên lửa, như Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở bang Florida, đồng nghĩa với việc phải chờ thời gian dài để đưa vệ tinh lên quỹ đạo. Máy bay có thể cất cánh từ nhiều sân bay, và Stratolaunch hy vọng sẽ có lợi thế hơn so với các trạm phóng trên mặt đất. |
Việc bay ở độ cao trên cũng giảm chi phí nhiên liệu và tránh được thời tiết xấu, vì máy bay sẽ bay phía trên những cơn bão. Công ty Northrop Grumman, công ty chế tạo Stratolaunch, đang có kế hoạch sử dụng máy bay này để phóng tên lửa Pegasus XL. Các công ty khác, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) và quân đội Mỹ cũng tỏ ra quan tâm tới dự án này. Với kích cỡ khổng lồ, Stratosphere cần tổng cộng 28 bánh. |
Chuyến bay đầu tiên của Stratosphere là một ngày vui không trọn vẹn, vì tỷ phú Paul Allen đã qua đời tháng 10-2018 ở tuổi 65, do biến chứng liên quan đến bệnh u lympho không Hodgkin. |