Người thứ 2 được chữa khỏi HIV nhờ cấy ghép tế bào gốc

Thứ Ba, 05/03/2019, 16:13

Một người đàn ông đã được chữa khỏi HIV sau ca cấy ghép tế bào gốc không tưởng, trở thành bệnh nhân thứ 2 trong lịch sử phục hồi hoàn toàn khỏi virus.

Người đàn ông được giữ bí mật danh tính, chỉ gọi là “bệnh nhân London”, được chẩn đoán nhiễm HIV vào năm 2003 và bắt đầu uống thuốc tầm soát virus gây ra căn bệnh AIDS từ năm 2012.

Ông phát bệnh ung thư hạch Hodgkin trong năm đó và đồng ý cấy ghép tế bào gốc vào năm 2016 với mục đích điều trị ung thư.

Các bác sĩ phát hiện một người hiến tạng cho cấy ghép có đột biến gen hiếm gặp liên quan đến khả năng kháng HIV tự nhiên mà các nhà khoa học gọi là “một sự kiện không tưởng.”

Chỉ có 1% người gốc Bắc Âu thừa hưởng đột biến đó từ tổ tiên. Họ hầu hết miễn nhiễm với HIV. Người hiến có tới 2 bản sao đột biến.

“Đột biến di truyền hiếm có cần phải quan sát thường xuyên hơn,” Ravindra Gupta, trưởng nhóm nghiên cứu tại Đại học London cho biết.

Virus HIV gây căn bệnh "thế kỷ" AIDS nhìn qua kính hiển vi. Ảnh: Nature Sciense

Các ca cấy ghép tế bào gốc như thế này rất nguy hiểm và từng có thất bại đối với bệnh nhân khác. Thủ thuật y tế cũng chưa có nhiều chứng minh thực tế chữa khỏi cho hàng triệu người đang phải sống chung với HIV.

Phương pháp điều trị đã làm thay đổi hệ thống miễn dịch của bệnh nhân và bây giờ ông có đột biến gen và khả năng kháng HIV của người hiến tặng.

Người đàn ông tự nguyện dừng uống thuốc tầm soát HIV để theo dõi liệu virus có trở lại.

Bệnh nhân nhiễm HIV uống thuốc hàng ngày để duy trì sức khỏe và khi dừng uống thuốc virus sẽ dần trở lại.

Điều này không xảy ra đối với bệnh nhân London. Ông không uống thuốc tầm soát HIV trong 18 tháng qua và vẫn miễn nhiễm với virus.

Thủ thuật y tế trước đây từng thành công đối với “bệnh nhân Berlin” Timothy Ray Brown, một người đàn ông Mỹ điều trị ở Đức cách đây 12 năm.

Brown hiện vẫn sống khỏe mạnh và cho biết ông rất mong gặp mặt “bệnh nhân London.”

Người đàn ông chia sẻ sẽ khuyến khích “bệnh nhân London” công khai về quy trình điều trị.

“Đây là điều rất hữu ích đối với khoa học và tạo ra hy vọng chio những người nhiễm HIV, đang phải sống chung với loại virus gây chết người này,” Brown nói.

Tiến sĩ Gero Hutter, bác sĩ Đức từng điều trị cho ông Brown gọi trường hợp mới là “tin tốt lành” và “một giải pháp mới” cho câu đố “làm sao có thể chữa khỏi HIV?”

Ca điều trị đã được đăng trực tuyến trên Tạp chí Khoa học Tự nhiên Mỹ và sẽ được giới thiệu chi tiết tại một hội nghị khoa học về điều trị HIV tại bang Seatle.

Toại Khanh
.
.
.