Đà Nẵng top đầu xếp loại A về an toàn thông tin mạng
- Nhiều đe dọa an toàn thông tin mạng xuất hiện
- Các sự cố gây mất an ninh, an toàn thông tin mạng tại Việt Nam đều do hacker tấn công
- Nâng cao năng lực giám sát an toàn thông tin mạng phục vụ Chính phủ điện tử
- Diễn tập quốc tế về An toàn thông tin mạng
Theo đó, Đà Nẵng, Cần Thơ và Vĩnh Phúc xếp loại A (cao nhất) trong bảng xếp hạng các tỉnh, thành phố. Ngoài ra, có 32 địa phương xếp loại B, 24 địa phương xếp loại C, 4 địa phương xếp loại D và không có địa phương nào xếp loại E. Ở khối các cơ quan bộ, ngành, có 1 đơn vị xếp loại A là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Đà Nẵng đoạt thành phố đứng đầu về an toàn thông tin mạng. |
Chỉ số ATTT được tổng hợp từ 5 chỉ số thành phần, gồm: chỉ số an toàn thông tin cơ bản dựa trên phiếu báo cáo, chỉ số an toàn thông tin của trang web hoặc cổng thông tin điện tử, chỉ số lây nhiễm mã độc, chỉ số lộ lọt thông tin và chỉ số kết nối chia sẻ thông tin (giám sát, mã độc). Loại A tương đương với việc địa phương đã quan tâm triển khai an toàn thông tin ở mức tốt.
Được biết, đây là năm thứ 2 Bộ Thông tin và Truyền thông công bố đánh giá mức độ bảo đảm an toàn thông tin mạng trong các cơ quan, tổ chức Nhà nước. Theo Cục An toàn thông tin, hầu hết các đơn vị đã quan tâm đến việc bảo đảm ATTT và có kết quả xếp hạng cao hơn so với năm 2018. Năm 2018, không có địa phương nào xếp loại A; Đà Nẵng nằm trong nhóm 12 tỉnh, thành phố xếp loại B.
Để đánh giá, xếp hạng, chỉ số về mức độ bảo đảm ATTT của mỗi cơ quan được tổng hợp từ 5 chỉ số thành phần gồm: chỉ số ATTT cơ bản dựa trên kết quả đánh giá từ Phiếu báo cáo cung cấp thông tin, số liệu của các cơ quan; chỉ số ATTT của website/ Cổng TTĐT; chỉ số lây nhiễm mã độc; chỉ số lộ lọt thông tin và chỉ số kết nối chia sẻ thông tin (giám sát, mã độc).
Dựa trên kết quả đánh giá, chỉ số mức độ bảo đảm ATTT của các bộ, ngành, địa phương được phân loại thành 5 mức độ gồm: Xếp loại A: Đã quan tâm triển khai ATTT ở mức tốt; Xếp loại B: Đã quan tâm triển khai ATTT ở mức khá; Xếp loại C: Đã quan tâm triển khai ATTT ở mức trung bình; Xếp loại D: Mới bắt đầu quan tâm triển khai ATTT; Xếp loại E: Chưa quan tâm triển khai ATTT.
Theo đánh giá của Cục ATTT, 4% các bộ, ngành, địa phương đã được xếp hạng A, là quan tâm triển khai ATTT ở mức tốt; 52% đã được xếp hạng B, tức là quan tâm triển khai ATTT ở mức khá; 36% cơ quan được đánh giá triển khai ATTT ở mức trung bình và 8% cơ quan dừng ở mức D, tức là mới bắt đầu quan tâm đến ATTT.