Giới thiệu Di sản tư liệu thế giới “Mộc bản Trường học Phúc Giang”
Với gần 100 hiện vật gồm tài liệu, sách, ảnh, bản dịch nghĩa, các mô hình tái hiện mộc bản bằng gỗ…, lần đầu tiên, người dân và du khách được tận mắt chứng kiến, hiểu hơn tài liệu phục vụ cho việc dạy và học tại Trường học Phúc Giang (một trường tư được Thám hoa Nguyễn Huy Oánh lập tại tỉnh Hà Tĩnh vào giữa thế kỷ XVIII).
“Mộc bản Trường học Phúc Giang” được các nhà giáo họ Nguyễn Huy đã rút gọn các sách kinh điển Nho giáo, sau đó khắc lên gỗ để in thành sách dùng trong nhà trường. “Mộc bản Trường học Phúc Giang” hiện còn 383 bản, được làm từ gỗ cây thị quý hiếm lâu năm, kích thước dài 25 – 30 cm, rộng 15 – 18 cm, dày từ 1 – 2 cm.
Hà Nội tổ chức trưng bay Di sản tư liệu thế giới “Mộc bản Trường học Phúc Giang”. |
“Mộc bản Trường học Phúc Giang” lưu giữ bút tích, ấn triện, gia huy và những dấu tích khẳng định bản quyền gắn với 5 danh nhân văn hóa: Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Cự, Nguyễn Huy Quýnh. “Mộc bản Trường học Phúc Giang” là khối mộc bản duy nhất, cổ nhất về giáo dục của một dòng họ còn lưu giữ được ở Việt Nam, hiện đang được bảo quản tại tư gia dòng học Nguyễn Huy (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) và Bảo tàng Hà Tĩnh.
Trưng bày “Mộc bản Trường học Phúc Giang – Di sản tư liệu thế giới” diễn ra đến hết ngày 30-5.