Theo truyền thuyết của làng Ngọc Trì (phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội) gặp hạn hán, làng có 12 cái giếng, thì chỉ còn giếng thuộc xóm (mạn) Đìa còn nước. Trai mạn Đường, mạn Chợ xuống giếng mạn Đìa lấy nước, bị trai mạn Đìa ngăn không cho lấy. Thời đó, nước gánh bằng quang, làm từ dây song.
Khi hai bên giằng co nhau, sợ nước đổ nên họ cùng ngồi xuống đất, ôm lấy cả thùng nước. Hạn hán qua đi, nhớ lại hoàn cảnh ấy, các cụ trong làng nghĩ ra trò kéo co ngồi, để trình diễn trong hội làng, với mong muốn cầu mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, cuộc sống ấm no.
Nghi lễ “kéo co ngồi” đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại cùng với Campuchia, Hàn Quốc, Philippines.
|
Ngày 7-4 (tức ngày 3-3 âm lịch), phường Thạch Bàn đã tổ chức lễ đón nhận bằng UNESCO ghi danh nghi lễ kéo co ngồi truyền thống đền Trấn Vũ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. |
|
Trước khi thi đấu các đội kéo co phải dâng lễ vật cúng đền. |
|
Các bô lão dâng hương lên Đức thánh Huyền Thiên Trấn Vũ. |
|
Khác với các lễ hội kéo co khác, nghi thức kéo co ngồi không dùng dây thừng mà là mộ cuộn song mây. |
|
Cuộn dây kéo được các đội trưởng nâng lên 3 lần khi hành lễ. |
|
Dây kéo co có chiều dài hàng chục mét sau đó được đưa ra sân đấu. |
|
Chính giữa sân đấu là một cọc gỗ sơn đỏ phân định ranh giới thắng thua. |
|
Một bô lão trong làng sẽ buộc dây đỏ lên phần kéo của mỗi đội. Đội nào kéo được phần dây của đối thủ chạm cột là thắng. |
|
Mỗi đội kéo co từ 15, 17 hoặc 19 người. Người tham gia kéo co cởi trần, mặc quần ngắn, buộc thắt lưng đỏ... |
|
Sự cố gắng, quyết liệt mỗi hiệp kéo biểu cảm rõ nét trên từng người tham gia kéo. |
|
Các đội thi đấu trong sự reo hò cổ vũ của dân làng và du khách thập phương |
|
Đội chiến thắng sẽ rước cuộn song mây trở lại đình làng. |