Bộ ảnh độc đáo về con người Tây Nguyên những năm 50 của thế kỷ XX
“Tôi xin nói rõ, tôi không phải là nhà dân tộc học, cũng không phải nhiếp ảnh gia…”, đó là tựa đề cho cuốn sách của ông Jean-Marie Duchange (người Pháp) ghi lại những khoảng khắc về cuộc sống của con người Tây Nguyên những năm 1952-1955 của thế kỷ XX đang được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk.
- Tâm sự của người Tây Nguyên trước Cao nguyên đá
- Người Tây Nguyên từng bị treo giá 1 triệu USD
- Niềm tin của người Tây Nguyên với Đảng, Bác Hồ son sắt lắm!
Bộ ảnh bao gồm 34 bức ảnh được in tại Pháp trên chất liệu trong suốt, cho phép người xem chiêm ngưỡng hình ảnh từ hai mặt. Đây là bộ ảnh được lựa chọn từ bộ ảnh tư liệu dân tộc học gồm 200 bức về Tây Nguyên của ông Jean-Marie Duchange. Bộ ảnh được ông chụp bằng máy phim Rolleiflex và Samflex trên âm bản khổ 6x6, một trong những loại máy tiên tiến thời bấy giờ.
Jean-Marie Duchange qua đời ở tuổi 88 và dự định in ấn về bộ ảnh do ông chụp tại Tây Nguyên cũng dừng lại. Sau này, con gái và cháu ngoại ông, bà Évelyne Duchange và bà Nadège Bourgoin, đã quyết định cứu vớt những tác phẩm ảnh của ông bằng cách tặng các phim âm bản cho Bảo tàng Quai Branly (Pháp). Cuộc trưng bày này nhằm giới thiệu đến với công chúng những hình ảnh đặc sắc của Tây Nguyên những năm 1952-1955 của thế kỷ XX, đồng thời tưởng nhớ tác giả và sự hảo tâm của gia đình ông.
Sau đây là một số bức ảnh được ông ghi lại: