Bài 1: Những tác động xấu trong truyền đạo của các “hiện tượng tôn giáo mới”
Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cũng như quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân. Các tôn giáo đều có quyền hoạt động bình thường theo quy định của pháp luật và bình đẳng trước pháp luật.
Qua đó, nhằm tăng cường đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu “dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Theo tinh thần đó, các hoạt động truyền đạo trái phép và tà đạo không những gây nhiều hậu quả tai hại cho lợi ích của xã hội, của Nhân dân mà còn cả cho sự hoạt động bình thường của tín ngưỡng, tôn giáo đã được Nhà nước công nhận.
Một số “hiện tượng tôn giáo mới” trong quá trình tuyên truyền và phát triển đạo đã liên hệ đến mặt trái, tiêu cực trong đời sống xã hội, đặc biệt là vấn đề tham nhũng, tiêu cực lãnh đạo điều hành của chính quyền để gián tiếp phê bình thể chế chính trị của nước ta.
Từ gây phương hại đến chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo…
Hoạt động truyền đạo của các “hiện tượng tôn giáo mới” làm phương hại đến chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo, gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cũng như quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân. Các tôn giáo đều có quyền hoạt động bình thường theo quy định của pháp luật và bình đẳng trước pháp luật.
Quan điểm chính sách tôn giáo của Đảng nhằm tăng cường đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu “dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Theo tinh thần đó, các hoạt động truyền đạo trái phép và tà đạo không những gây nhiều hậu quả tai hại cho lợi ích của xã hội, của Nhân dân mà còn cả cho sự hoạt động bình thường của tín ngưỡng, tôn giáo đã được Nhà nước công nhận.
Việc tập trung đông người ở nơi công cộng, phát tán kinh sách, chữa bệnh khi chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận của “hiện tượng tôn giáo mới” là thực hiện không đúng quy định pháp luật; phương hại đến chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo, gây khó khăn cho quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
Nhận thức của những người theo “hiện tượng tôn giáo mới” đôi khi thái quá và sai lệch về Đảng và Nhà nước. Do đó, họ dễ bị các thế lực xấu lợi dụng, xúi giục, dẫn đến hành vi chống đối, làm mất uy tín của Đảng…; gây phương hại sự ổn định chính trị, ảnh hưởng đến khối đoàn kết cộng đồng các dân tộc; đến sự lãnh đạo, quản lý xã hội của Đảng, Nhà nước, làm cho hệ thống chính trị cơ sở giảm hiệu lực, mất uy tín. Thậm chí, một số “hiện tượng tôn giáo mới” bị biến thành công cụ của các thế lực thù địch, nhận sự chỉ đạo, hỗ trợ về vật chất, tinh thần của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước.
… đến tác động tiêu cực tới đời sống kinh tế
Hoạt động của các “hiện tượng tôn giáo mới” đã gây ra những ảnh hưởng nhất định về kinh tế. Trước hết là tổn thất về kinh tế cho chính bản thân những “tín đồ” theo “hiện tượng tôn giáo mới”. Nhiều người theo các “hiện tượng tôn giáo mới” đã phải bỏ công việc để tham gia hoạt động của “đạo”; một số người có sức khỏe yếu, bệnh tật hiểm nghèo tìm đến với các “hiện tượng tôn giáo mới” để nuôi hy vọng chữa khỏi bệnh nên đã phải bỏ ra kinh phí lớn.
Một số người đứng đầu hoặc có vai trò chủ chốt trong các “hiện tượng tôn giáo mới” đã thu tiền trái phép của “tín đồ”, thậm chí dùng tiền của “tín đồ” để tư lợi “vinh thân phì gia”, trái với lời rao giảng “xả phú cầu bần” của họ.. Những người theo những “đạo” này thường là những gia đình có hoàn cảnh éo le,,khó khăn về kinh tế phải đóng góp tiền bạc một cách mù quáng cho những đối tượng cầm đầu thu lợi bất chính sẽ làm cho kinh tế gia đình họ ngày càng giảm sút, làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội.
Bên cạnh đó, có không ít “hiện tượng tôn giáo mới” tuyên truyền tín đồ” theo “đạo” sẽ được sung sướng; “không làm mà có ăn”, khiến “tín đồ” bê trễ sản xuất kinh doanh. Ví dụ, người theo Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ phải đóng 10% thu nhập cho người đứng đầu. Đạo Long Hoa Di lặc yêu cầu tín đồ tu tại gia, không cần làm, chỉ cần cầu khấn là có ăn. Khi ốm không cần thuốc, chỉ uống rượu pha nước lã đặt trên bàn thờ là khỏi, kể cả gia súc và cây cối.
Việc những người tham gia các “hiện tượng tôn giáo mới” đều phải đóng góp kinh phí để xây dựng tổ chức và thực hiện các hoạt động sinh hoạt tôn giáo ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của những người vốn đã có đời sống khó khăn. Việc tham gia vào các “hiện tượng tôn giáo mới” sẽ ảnh hưởng nhất định đến lao động, sản xuất, chất lượng và hiệu quả của việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội cũng như việc đảm bảo đời sống kinh tế của từng cá nhân, vì họ chờ sự xuất hiện của Đấng siêu linh, lúc đó sẽ sung sướng, không làm mà cũng có ăn, gây tâm lý hoang mang trong quần chúng,...
Việc in ấn kinh sách, xây sửa nơi thờ tự, nghi lễ thờ cúng gây phiền hà, tốn kém công sức, tiền bạc của nhân dân. Đồng thời, họ còn tổ chức các cuộc viếng thăm, hành hương, tham quan,... kết hợp với sinh hoạt tôn giáo trái phép ở nơi công cộng, gây tốn kém tiền của, ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự an toàn xã hội.